| Hotline: 0983.970.780

Mỹ phê chuẩn lợn chỉnh sửa gen kháng virus làm thực phẩm

Thứ Bảy 03/05/2025 , 15:46 (GMT+7)

Đây có thể là sản phẩm tiêu dùng quy mô lớn đầu tiên sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen.

Riêng tại Hoa Kỳ, PRRS gây thiệt hại hơn 300 triệu USD mỗi năm cho ngành chăn nuôi lợn. Ảnh: Genus.

Riêng tại Hoa Kỳ, PRRS gây thiệt hại hơn 300 triệu USD mỗi năm cho ngành chăn nuôi lợn. Ảnh: Genus.

Đây là một bước tiến quan trọng của công nghệ sinh học, những con lợn có khả năng miễn dịch với virus nguy hiểm PRRS chính thức được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm. Đây có thể là sản phẩm tiêu dùng quy mô lớn đầu tiên sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen.

Tại Hoa Kỳ, phần lớn lợn được nuôi theo mô hình công nghiệp, nơi chúng dễ bị nhiễm hội chứng sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) – một căn bệnh đường hô hấp có thể gây tử vong ở lợn con. Nhằm đối phó với căn bệnh này, vài năm trước, công ty công nghệ di truyền Genus có trụ sở tại Anh đã bắt tay vào nghiên cứu những con lợn kháng PRRS bằng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR. Kết quả không chỉ thành công về mặt kỹ thuật mà còn đủ điều kiện để thương mại hóa sau khi được FDA bật đèn xanh trong tuần này.

Những con lợn này sẽ gia nhập danh sách hiếm hoi các loài động vật biến đổi gen được phép tiêu thụ như thực phẩm. Sở dĩ danh sách này còn hạn chế vì việc tạo ra động vật biến đổi gen tốn kém, gặp nhiều rào cản pháp lý và không dễ sinh lời. Chẳng hạn, phải mất khoảng hai thập kỷ để Mỹ chấp thuận một loại cá hồi chuyển gen có tốc độ phát triển nhanh hơn nhờ thêm gen từ loài khác. Nhưng đến đầu năm nay, công ty phát triển giống cá hồi này – AquaBounty – đã phải bán hết các trang trại nuôi cá.

Tuy nhiên, bối cảnh pháp lý đã có nhiều thay đổi, đặc biệt đối với công nghệ chỉnh sửa gen, một phương pháp chỉ can thiệp vào DNA sẵn có của sinh vật, thay vì thêm gen từ loài khác như với cá hồi hay nhiều giống cây trồng biến đổi gen trước đây.

Trong trường hợp lợn kháng PRRS, Genus đã chỉnh sửa phôi lợn để loại bỏ thụ thể mà virus sử dụng để xâm nhập vào tế bào. Việc không có thụ thể này đồng nghĩa với việc virus không thể gây nhiễm. Theo ông Matt Culbertson, Giám đốc điều hành Pig Improvement Company, công ty con của Genus, những con lợn mới dường như miễn nhiễm với hơn 99% các biến thể đã biết của PRRS, dù vẫn tồn tại một nhóm hiếm có thể vượt qua lớp phòng vệ này.

Về mặt khoa học, kỹ thuật Genus sử dụng khá tương đồng với phương pháp từng gây tranh cãi trong vụ việc chỉnh sửa gen người năm 2018 tại Trung Quốc. Khi đó, nhà khoa học He Jiankui đã dùng công nghệ CRISPR để chỉnh sửa gen của hai bé gái song sinh nhằm giúp các em kháng HIV, một hành vi bị giới khoa học quốc tế lên án. Tuy nhiên, trường hợp chỉnh sửa gen ở lợn không gây tranh cãi nhiều về đạo đức, trong khi lại đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt.

Theo ước tính, riêng tại Hoa Kỳ, PRRS gây thiệt hại hơn 300 triệu USD mỗi năm cho ngành chăn nuôi lợn. Nếu giống lợn mới có thể ngăn chặn căn bệnh này, ngành công nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khổng lồ và nâng cao hiệu quả sản xuất thịt an toàn hơn.

Trên toàn cầu, nguồn protein động vật chủ yếu đến từ thịt gà, trong khi thịt lợn và thịt bò lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và ba. Theo một báo cáo năm 2023, thịt lợn chiếm khoảng 34% tổng lượng thịt được tiêu thụ trên thế giới. Trong số khoảng một tỷ con lợn hiện có, gần một nửa được nuôi tại Trung Quốc. Mỹ xếp thứ hai nhưng cách biệt rất xa, với khoảng 80 triệu con.

Theo Technology Review

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Từ du lịch xanh đến đô thị xanh ở Ai Cập

Nằm giữa dãy núi Sinai và Biển Đỏ, Sharm El-Sheikh đã chuyển mình từ một làng chài yên tĩnh thành đô thị xanh bền vững cho ngành du lịch của Ai Cập.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.