| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả mô hình nuôi gà lông màu

Thứ Năm 16/01/2020 , 09:42 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Sơn, UBND xã Thái Bình thực hiện mô hình chăn nuôi gà lông màu quy mô 5.000 con với 15 hộ tham gia.

Sau hơn 3 tháng thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ tham gia.

Gia đình ông Nguyễn Tiến Hưng (thôn 4, xã Thái Bình), là một trong 15 hộ tham gia mô hình chăn nuôi gà lông màu cho biết, tháng cuối 8/2019, gia đình ông được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 400 con gà giống Mía lai 1 ngày tuổi đã được tiêm phòng vắc xin đầy đủ (Nhà nước hỗ trợ 70%, gia đình đối ứng phần còn lại).

Nhờ tuân thủ đúng quy trình nuôi sinh học nên đàn gà khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao (trên 90%). Sau hơn 3 tháng nuôi đàn gà phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 2 kg/con. Giống gà này có nhiều ưu điểm vượt trội so với giống gà địa phương như lông mượt, mào đỏ đẹp, với giá bán trung bình từ 80.000 - 90.000 đồng/kg, gia đình ông thu về trên 60 triệu đồng.

Gia đình ông Tống Văn Bình (ở thôn 5, xã Thái Bình) cũng nhận nuôi 400 con gà Mía lai. Ông Bình cho biết, gia đình có 03 ha cây ăn quả nên ông thực hiện nuôi gà theo hướng thả vườn vừa tận dụng được diện tích mặt đất của vườn cây ăn quả, gà có thể giúp bắt sâu cho cây trồng, phân gà dùng để bón cho cây.

Sau hơn 3 tháng thực hiện chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, đàn gà phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 1,8 - 2 kg. Hiện đã có nhiều tư thương đến hỏi mua, trả giá 70.000 – 90.000 nghìn đồng/kg nhưng gia đình chưa bán để nuôi thêm một đến hai tháng nữa cho gà chắc, đạt giá cao hơn.

Ông Trần Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Bình cho biết, hiện nay xã có hơn 100 ha diện tích cây ăn quả (nhãn, vải…), vì vậy chăn nuôi gà theo hình thức thả vườn sẽ tận dụng được thức ăn từ tự nhiên hoặc phụ phẩm nông nghiệp như ngô cám, rau xanh nên chất lượng thịt gà thơm, ngon, người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành công của mô hình chăn nuôi gà lông màu tại xã Thái Bình là tiền đề để thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân, chuyển dần từ cách chăn nuôi gà nhỏ lẻ, truyền thống sang chăn nuôi gà toàn sinh học với quy mô đàn lớn. Bên cạnh đó còn là tiền đề cho địa phương phát triển thương hiệu “gà Thái Bình” trong thời gian tới

Tuy nhiên, hiện nay đầu ra của sản phẩm vẫn đang là bài toán khó với người chăn nuôi. Người dân phải tự tìm các thương lái để tiêu thụ sản phẩm hoặc bán tại các chợ truyền thống nên giá cả thị trường bấp bênh và sản phẩm không được định đúng giá trị. Vì vậy, các cấp các ngành phương cần có những chính sách phát triển rộng mô hình gắn với chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ, để đảm bảo thu nhập cho người dân.

(Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang)

Xem thêm
Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.