| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 13/08/2021 , 10:14 (GMT+7)

Hậu Giang: Các tín đồ, giáo dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ Sáu 13/08/2021 , 10:14 (GMT+7)

(TN&MT) - Trong hời gian qua nhiều bà con là tín đồ, giáo dân thuộc các nhà thờ Giáo xứ, Tin lành trên địa bàn tỉnh Hậu Giang rất tích cực tham gia các hoạt động thu gom, xử lý rác thải, trồng cây,… góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang ngày càng xanh, sạch đẹp.

Do có sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, trồng cây nên xung quanh các Nhà thờ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện nay luôn xanh- sạch- đẹp.

Nhiều hoạt động thiết thực

Hàng năm Nhà thờ Giáo xứ Phụng Tường, ở xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang luôn quan tâm tuyên truyền, hướng dẫn giáo dân tham gia công tác bảo vệ môi trường tại địa phương bằng những công việc cụ thể như thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày; đồng thời hàng tuần bà con giáo dân đều có những hoạt động như quét dọn, thu gom rác thải làm cho các tuyến đường và xung quanh nhà thờ luôn xanh, sạch, đẹp.

Chị Nguyễn Thị Hồng Thảo ở ấp Xẻo Môn, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Trước khi thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 mỗi tuần đi lễ tại nhà thờ chúng tôi đều được phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường, từ đó tôi và nhiều người dân nơi đây biết loại rác nào đốt được, loại rác nào không đốt được”.

Ngoài việc thường xuyên tổ chức quét dọn, thu gom rác thải, nhiều bà con là giáo dân Nhà thờ Giáo xứ Phụng Tường còn tích cực triển khai mô hình đốt rác thải thông thường bằng lò đốt mini. Tính đến nay bà con giáo dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đã làm được hơn 100 lò đốt rác quy mô hộ gia đình, qua đó góp phần hạn chế tình trạng ứ đọng rác tại khu vực nông thôn.

Thực hiện chương trình liên tịch bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn bàn tỉnh Hậu Giang, thời gian qua Chi hội Tin lành Đông Phú, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang rất tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Mục sư Nguyễn Tấn Lộ, Quản nhiệm Chi hội Tin lành Đông Phú cho biết: “Chi hội Tin Lành Đông Phú hiện có hơn 1.400 tín đồ và gần 450 tín đồ sinh hoạt thường xuyên tại nhà thờ. Hàng tháng ngoài việc tham gia các phong trào tại địa phương thì các tín đồ thường xuyên tổ chức vệ sinh xung quanh và trong khuôn viên nhà thờ; đồng thời luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, không xả rác thải bừa bãi”.

Là tín đồ Chi hội Tin lành Đông Phú, ông Trần Văn Hồng, ở ấp Phú Đông, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang chia sẻ: “Thông qua các buổi tuyên truyền của Nhà thờ cũng như các đoàn thể thị trấn Mái Dầm tôi đã hiểu những tác hại của rác thải khi không được xử lý đúng cách. Hiện nay rác thải phát sinh tôi đều phân loại, rác thải thông thường tôi bỏ vào hố lưu chứa hoặc ủ làm phân hữu cơ, còn rác thải nguy hại tôi gom lại chờ cơ quan chức năng đến vận chuyển xử lý”.

Trong thời gian qua các tín đồ, giáo dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang rất tích cực tham gia các hoạt động quét dọn, thu gom rác thải tại thành thị và nông thôn. ( hình chụp trước thời điểm giãn cách xã hội)

Tiếp tục chung tay, góp sức bảo vệ môi trường

Thông tin với phóng viên, bà Lê Thị Thùy Như, Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Hàng năm Phòng TN&MT đều phối hợp với Ủy ban MTTQ và các tôn giáo tổ chức nhiều buổi tập huấn, phổ biến các văn bản liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH. Thông qua đó những người đứng đầu các tôn giáo sẽ tuyên truyền, phổ biến lại cho tín đồ, giáo dân giúp họ nâng cao nhận thức, tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường tại khu dân cư, xung quanh nhà thờ, cơ sở thờ tự”.

Hiện nay huyện Châu Thành đang đẩy mạnh các hoạt động thu gom, phân loại, xử lý rác thải, chống rác thải nhựa, do đó bà Lê Thị Thùy Như mong muốn trong thời gian tới các tổ chức tôn giáo tiếp tục chung tay, góp sức để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH trên địa bàn huyện.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Thanh Phong, Chủ tịch UBND thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho rằng, thời gian qua nhân các sự kiện như Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn các tín đồ Chi hội Tin lành Đông Phú rất tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa tại địa phương.

Theo ông Trần Thanh Phong, hiện thị trấn Mái Dầm đang trong quá trình xây dựng đô thị văn minh, vì vậy trong thời gian này UBND thị trấn Mái Dầm rất cần Chi hội Tin lành Đông Phú tiếp tục hỗ trợ địa phương thực hiện các tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn xây dựng môi trường văn hóa đô thị để thị trấn Mái Dầm sớm được công nhận là đô thị văn minh.

Còn ông Phạm Trường Giang, Bí thư Đảng ủy xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho phóng viên biết, vừa qua xã Phụng Hiệp được công nhận là xã nông thôn mới, để có thành quả này có sự đóng góp rất lớn của Nhà thờ Giáo xứ Phụng Tường và bà con giáo dân nơi đây trong việc thực hiện hiệu quả các phong trào do địa phương phát động.

“Nhằm phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn xã, nói chung Nhà thờ Giáo xứ Phụng Tường nói riêng đối với công tác bảo vệ môi trường, trong thời gian tới Đảng ủy xã Phụng hiệp sẽ chỉ đạo các tổ chức chính trị- xã hội, hội đoàn thể tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động bà con giáo dân chấp hành nghiêm các chính sách, pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường, tích cực tham gia phân loại, thu gom, xử lý rác thải…”- ông Giang cho hay.

 

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất