| Hotline: 0983.970.780

Hải Dũng đưa tơ tằm Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ Sáu 09/02/2024 , 14:58 (GMT+7)

Với hơn 10.000 lao động trong chuỗi ươm tơ dệt lụa, Công ty TNHH thương mại Hải Dũng góp công sức đưa lụa Việt Nam đi nhiều châu lục.

Ông Nguyễn Văn Hải (bìa trái), Giám đốc Công ty TNHH thương mại Hải Dũng, đang kiểm tra chất lượng kén tằm cùng ông Rustam Kholmatov, Chủ tịch Hội đồng Cộng hòa Công đoàn Công nhân Tổ hợp Công nghiệp Nông nghiệp Uzbekistan. Đại diện Uzbekistan cho biết ông rất ấn tượng trước quy mô hơn 10.000 người từ hộ gia đình nuôi trồng tơ tằm, công nhân, nhân viên thu mua, trong chuỗi sản xuất tơ tằm, dệt lụa của doanh nghiệp Hải Dũng.

Ông Nguyễn Văn Hải (bìa trái), Giám đốc Công ty TNHH thương mại Hải Dũng, đang kiểm tra chất lượng kén tằm cùng ông Rustam Kholmatov, Chủ tịch Hội đồng Cộng hòa Công đoàn Công nhân Tổ hợp Công nghiệp Nông nghiệp Uzbekistan. Đại diện Uzbekistan cho biết ông rất ấn tượng trước quy mô hơn 10.000 người từ hộ gia đình nuôi trồng tơ tằm, công nhân, nhân viên thu mua, trong chuỗi sản xuất tơ tằm, dệt lụa của doanh nghiệp Hải Dũng.

Giám đốc Nguyễn Văn Hải cho biết, doanh nghiệp Hải Dũng bao tiêu đầu ra cho nông dân ở rất nhiều vùng miền của đất nước, từ đồng bằng miền Bắc như Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh, Phú Thọ, cho tới các tỉnh vùng cao Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang; cho tới miền Trung như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định; cho tới Tây Nguyên như Lâm Đồng, Gia Lai, Daklak. Tổng cộng các hộ nông dân đang cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp của ông Hải ở khoảng 32 tỉnh thành.

Giám đốc Nguyễn Văn Hải cho biết, doanh nghiệp Hải Dũng bao tiêu đầu ra cho nông dân ở rất nhiều vùng miền của đất nước, từ đồng bằng miền Bắc như Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh, Phú Thọ, cho tới các tỉnh vùng cao Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang; cho tới miền Trung như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định; cho tới Tây Nguyên như Lâm Đồng, Gia Lai, Daklak. Tổng cộng các hộ nông dân đang cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp của ông Hải ở khoảng 32 tỉnh thành.

Đoàn đại biểu chính quyền, doanh nghiệp Uzbekistan tới tư gia ông Nguyễn Văn Hải ở Nha Xá, Duy Tiên, Hà Nam. Tại đây, đoàn Uzbekistan mong muốn ông Hải nghiên cứu ý tưởng mở nhà máy tại nước bạn. Gần đây, làng nghề dệt lụa Nha Xá mà ông Hải là doanh nhân tiêu biểu, cũng đã chú ý đến may các sản phẩm từ lụa để phục vụ khách du lịch, như: Áo dài, khăn quàng cổ, cà vạt, khăn lụa đũi dâu, chăn và gối lụa tơ tằm thêu hoa, chăn và gối lụa tơ tằm thêu bóng, túi, ví, ba lô làm từ lụa… phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Đoàn đại biểu chính quyền, doanh nghiệp Uzbekistan tới tư gia ông Nguyễn Văn Hải ở Nha Xá, Duy Tiên, Hà Nam. Tại đây, đoàn Uzbekistan mong muốn ông Hải nghiên cứu ý tưởng mở nhà máy tại nước bạn. Gần đây, làng nghề dệt lụa Nha Xá mà ông Hải là doanh nhân tiêu biểu, cũng đã chú ý đến may các sản phẩm từ lụa để phục vụ khách du lịch, như: Áo dài, khăn quàng cổ, cà vạt, khăn lụa đũi dâu, chăn và gối lụa tơ tằm thêu hoa, chăn và gối lụa tơ tằm thêu bóng, túi, ví, ba lô làm từ lụa… phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Giám đốc Nguyễn Văn Hải giới thiệu về lá dâu cho tằm ăn. Đại diện Uzbekistan cho biết, các sản phẩm như khăn, áo, chăn xuất xứ từ Nha Xá rất được người dân Uzbekistan ưa chuộng. Trong quy trình hiện tại, là nước này xuất khẩu kén tằm sang Việt Nam, các nghệ nhân Nha Xá gia công, rồi bán đi nhiều thị trường, trong đó có Uzbekistan.

Giám đốc Nguyễn Văn Hải giới thiệu về lá dâu cho tằm ăn. Đại diện Uzbekistan cho biết, các sản phẩm như khăn, áo, chăn xuất xứ từ Nha Xá rất được người dân Uzbekistan ưa chuộng. Trong quy trình hiện tại, là nước này xuất khẩu kén tằm sang Việt Nam, các nghệ nhân Nha Xá gia công, rồi bán đi nhiều thị trường, trong đó có Uzbekistan.

Trước đó, tại buổi làm việc giữa Bộ NN-PTNT với phái đoàn Uzbekistan, hai bên thống nhất về việc sự phối hợp trong lĩnh vực đào tạo cho ngành dâu tằm đóng vai trò quan trọng. Ngành dâu tằm có thể góp phần trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng 'nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh'. Do đó, Bộ NN-PTNT hoan nghênh việc hợp tác cho một ngành trồng dâu nuôi tằm hiệu quả và phát triển bền vững.

Trước đó, tại buổi làm việc giữa Bộ NN-PTNT với phái đoàn Uzbekistan, hai bên thống nhất về việc sự phối hợp trong lĩnh vực đào tạo cho ngành dâu tằm đóng vai trò quan trọng. Ngành dâu tằm có thể góp phần trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Do đó, Bộ NN-PTNT hoan nghênh việc hợp tác cho một ngành trồng dâu nuôi tằm hiệu quả và phát triển bền vững.

Ngoài thị trường Uzbekistan, Công ty TNHH thương mại Hải Dũng còn xuất khẩu tơ lụa Việt Nam đi nhiều thị trường như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc và nhiều nước châu Âu. Theo số liệu thống kê, Tổng sản lượng tơ tằm thô của Thế giới khoảng trên 162 ngàn tấn, với tăng trưởng bình quân là 15,7%/năm, đứng đầu là Trung Quốc (trên 80%), đến Ấn Độ, Uzbekistan 1,3%) và Việt Nam là thứ 4.

Ngoài thị trường Uzbekistan, Công ty TNHH thương mại Hải Dũng còn xuất khẩu tơ lụa Việt Nam đi nhiều thị trường như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc và nhiều nước châu Âu. Theo số liệu thống kê, Tổng sản lượng tơ tằm thô của Thế giới khoảng trên 162 ngàn tấn, với tăng trưởng bình quân là 15,7%/năm, đứng đầu là Trung Quốc (trên 80%), đến Ấn Độ, Uzbekistan 1,3%) và Việt Nam là thứ 4.

Một góc xưởng sản xuất lụa dệt từ tơ tằm của Công ty TNHH thương mại Hải Dũng. Theo Cục Chăn nuôi, hiện cả nước có 32 tỉnh có nghề trồng dâu nuôi tằm, với khoảng 38.000 hộ nông dân, hơn 100.000 nông dân làm nghề. Nghề trồng dâu nuôi tằm đóng góp khoảng 2 % tổng giá trị xuất khẩu. Có 3 loại giống dâu được sử dụng trong sản xuất là giống dâu địa phương, giống mới chọn lọc của Việt Nam (tam bội hoặc lai) và giống nhập từ Trung Quốc. Giống dâu mới chọn lọc của Việt Nam cho năng suất lá từ 35-40 tấn/ha. Giá thu mua kén vàng từ 110.000 - 120.000 đồng/kg; kén trắng từ 170.000 - 205.000 đồng/kg (giá phụ thuộc theo vùng và mùa).

Một góc xưởng sản xuất lụa dệt từ tơ tằm của Công ty TNHH thương mại Hải Dũng. Theo Cục Chăn nuôi, hiện cả nước có 32 tỉnh có nghề trồng dâu nuôi tằm, với khoảng 38.000 hộ nông dân, hơn 100.000 nông dân làm nghề. Nghề trồng dâu nuôi tằm đóng góp khoảng 2 % tổng giá trị xuất khẩu. Có 3 loại giống dâu được sử dụng trong sản xuất là giống dâu địa phương, giống mới chọn lọc của Việt Nam (tam bội hoặc lai) và giống nhập từ Trung Quốc. Giống dâu mới chọn lọc của Việt Nam cho năng suất lá từ 35-40 tấn/ha. Giá thu mua kén vàng từ 110.000 - 120.000 đồng/kg; kén trắng từ 170.000 - 205.000 đồng/kg (giá phụ thuộc theo vùng và mùa).

Sở NN-PTNT tỉnh Hà Nam cho biết, các sản phẩm của doanh nghiệp Hải Dũng góp phần mạnh mẽ trong tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân. Tơ lụa Việt Nam cũng từ đó vươn tầm thế giới. 

Sở NN-PTNT tỉnh Hà Nam cho biết, các sản phẩm của doanh nghiệp Hải Dũng góp phần mạnh mẽ trong tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân. Tơ lụa Việt Nam cũng từ đó vươn tầm thế giới. 

Xem thêm
Thị trường nông sản Việt đa kênh, đa hướng: [Bài 4] EVFTA và ưu thế thuế 0%

Xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu cho hàng Việt Nam là cam kết cao nhất EU từng dành cho đối tác trong các hiệp định thương mại đã ký.

Lao động, thực tập sinh nước ngoài về nước cơ hội việc làm luôn rộng mở

GIA LAI Rất nhiều việc làm hấp dẫn dành cho người lao động không chỉ ở thị trường trong nước mà còn đi nước ngoài làm việc một cách chính thống.

Thúc đẩy tín dụng xanh ‘mở đường’ chuyển đổi xanh ở các khu công nghiệp

Thúc đẩy tín dụng xanh hỗ trợ sự hình thành, nhân rộng các khu công nghiệp xanh, góp phần để Việt Nam thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.