| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, chủ động hội nhập quốc tế

Thứ Ba 25/05/2021 , 17:16 (GMT+7)

(TN&MT) - UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về hội nhập quốc tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Trong đó đưa ra nhiều nhóm nhiệm vụ nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện đại hóa nông thôn, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Đây là nhóm nhiệm quan trọng của Kế hoạch số 128. Theo đó, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng của Kế hoạch 128

Thành phố ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, sinh thái, sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm OCOP. Ngoài ra, sẽ đưa sản xuất chăn nuôi, thủy sản tập trung ra khỏi khu dân cư; phát triến các vùng chuyên canh tập trung, vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Song song đó là hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp nông thôn; hình thành và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái; mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; nâng cao năng lực dự báo thị trường; kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, chuỗi tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển ngành “công nghiệp không khói”

Cũng theo Kế hoạch số 128, giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó hướng đến việc phát triển du lịch bền vững, cơ cấu lại ngành du lịch cả về hạ tầng du lịch, môi trường du lịch, doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch để khai thác có hiệu quả các giá trị vật thể và phi vật thể.

Đồng thời, chú trọng thiết kế và khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch mới, sáng tạo, đăng cấp mang đặc trưng Hà Nội, khẳng định năng lực cạnh tranh cao và thương hiệu du lịch Thủ đô. Phát huy hiệu quả vai trò trung tâm điều phối du lịch lớn nhất của khu vực phía Bắc, gắn kết chặt chẽ với các chuỗi sản phẩm du lịch trong vùng, cả nước và quốc tế.

Đặc biệt là kết hợp phát triển du lịch với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô và của dân tộc, với bảo vệ thiên nhiên và môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô theo hướng bền vững.

Mặt khác, thành phố tiếp tục bảo đảm phát triển thị trường bất động sản lành mạnh; rà soát, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Nghiên cứu tái cơ cấu thị trường bất động sản, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm bất động sản, nhất là nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường….

Xem thêm
Đà Nẵng: Giá vật liệu xây dựng lập đỉnh mới, loạt công trình bị ảnh hưởng

Nhu cầu xây dựng tăng cao cùng với nguồn cung khan hiếm đang đẩy giá vật liệu xây dựng tại Đà Nẵng liên tục leo thang và thiết lập kỷ lục mới.

Bảo hiểm thất nghiệp, 'chiếc phao' giúp người lao động vượt qua khó khăn

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đi vào thực tiễn trở thành điểm tựa để người lao động từng bước tìm lại cơ hội nghề nghiệp, sớm ổn định cuộc sống.

GrowMax được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc cho KHCN Việt Nam

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, GrowMax được vinh danh nhờ các sản phẩm thức ăn chức năng Specific TPD và quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.