| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 28/07/2023 , 14:24 (GMT+7)

Giáo họ Tràng Bạch chung tay bảo vệ môi trường

Thứ Sáu 28/07/2023 , 14:24 (GMT+7)

(TN&MT) - Những năm qua, Giáo họ Tràng Bạch luôn chung tay cùng chính quyền phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào công giáo chung tay thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần thiết thực xây dựng diện mạo đô thị phường ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Công tác tín ngưỡng tôn giáo

Giáo họ Tràng Bạch chung tay bảo vệ môi trường

Phạm Hoạch 28/07/2023 14:24

(TN&MT) - Những năm qua, Giáo họ Tràng Bạch luôn chung tay cùng chính quyền phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào công giáo chung tay thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần thiết thực xây dựng diện mạo đô thị phường ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường

Trong những năm qua, Đảng ủy, chính quyền phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp chặt chẽ với người đứng đầu Giáo họ Tràng Bạch, thuộc Giáo xứ Mạo Khê luôn sâu, sát nắm bắt tình hình, tư tưởng, nguyện vọng của giáo dân. Qua đó, vận động nhân dân, giáo dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, phong trào “Ngày chủ nhật xanh”, xây dựng “xứ họ đạo tiên tiến”, sống tốt đời đẹp đạo, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

anh-hq-01.jpg
Bà con giáo dân Tràng Bạch thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác, góp phần bảo vệ môi trường

Phó Chủ tịch UBND phường Hoàng Quế Ngô Thanh Minh chia sẻ, hoạt động bảo vệ môi trường luôn được địa phương quan tâm thông qua việc thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân và bà con giáo dân tích cực tham gia các hoạt động thu gom rác thải, trồng hoa, cây xanh, đảm bảo vệ sinh môi trường góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Cùng với đó, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức nhân dân và bà con giáo dân trong việc giữ gìn bảo vệ cơ sở hạ tầng đô thị và giữ gìn vệ sinh môi trường chung. Đồng thời, các tổ dân, khu phố trên địa bàn thường xuyên duy trì việc triển khai chỉ đạo của chính quyền địa phương như xuống đường giải tỏa hành lang an toàn giao thông, chống lấn chiếm lòng đường vỉa hè họp chợ, bày bán hàng, tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, vệ sinh các nơi công cộng, tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp ở các tuyến đường tại các tổ dân khu phố.

Nhờ vậy, nhiều tuyến đường, khu vui chơi mới được đầu tư tại các khu phố đều triển khai hạng mục trồng mới, thay thế cây xanh và thường xuyên được chăm sóc, tiêu biểu như tuyến phố Nội Hoàng Đông, tuyến phố Cổ Lễ, tuyến phố Chợ Vàng, tuyến phố Tràng Bạch

Bên cạnh đó, phường phối hợp với Ủy ban MTTQ phường, các tổ chức đoàn thể, hội vận động nhân dân và bà con giáo dân xây dựng các công trình nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch. Đặc biệt, đã phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ phường tích cực triển khai hướng dẫn thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch". Nhờ vậy, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt 100%.

anh-hq-02.jpg
Cán bộ phường Hoàng Quế trao đổi với đại diện Giáo họ Tràng Bạch tuyên truyền bà con giáo dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường

Bà Nguyễn Thị Phương, Chùm trưởng Giáo họ Tràng Bạch cho biết, các gia đình công giáo thường xuyên cùng bà con trong các tổ dân, khu phố duy trì vệ sinh đường giao thông trong các tổ dân, khu phố, trồng mới nhiều tuyến đường hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Cùng với đó, đồng bào công giáo luôn nhắc nhở, bảo ban nhau thực hiện đổ rác đúng nơi quy định, góp phần bảo vệ môi trường.

Chung tay xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp

Với những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cũng như đồng bào công giáo chung tay xây dựng phường Hoàng Quế đạt chuẩn đô thị văn minh, hiện nay, phường đang tiếp tục đẩy mạnh và duy trì các tiêu chí, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đời sống người dân, hạ tầng cơ sở, bảo vệ môi trường ở địa phương.

Với phong trào xây dựng Đô thị văn minh, nhiều hộ gia đình, đồng bào công giáo ở các khu trên địa bàn đã tự nguyện hiến đất, góp công, góp sức mở rộng các tuyến đường giao thông. Một số các tuyến đường chính, tuyến đường liên khu đã được đầu tư, nâng cấp cải tạo rộng rãi với cây xanh, cây bóng mát được trồng chăm sóc thường xuyên, tạo điểm nhấn về đô thị văn minh và thuận tiện cho người dân đi lại.

Nhờ sự chỉ đạo sát sao của chính quyền và Giáo họ Tràng Bạch, bà con giáo dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, giữ cho đường phố luôn khang trang, sạch đẹp, đến nay không còn tình trạng vất rác ra đường, xuống kênh mương gây ô nhiễm môi trường như nhiều năm về trước - bà Nguyễn Thị Phương cho biết thêm.

anh-hq-03.jpg
Đường giao thông trong các khu dân cư ở phường Hoàng Quế rợp bóng cây xanh

Cùng với đó, chính quyền phường Hoàng Quế thường xuyên lồng ghép hoạt động tôn giáo với việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Trong đó, các khu phố luôn duy trì nền nếp trong công tác vệ sinh môi trường, hưởng ứng chương trình “Ngày Chủ nhật xanh” kết hợp việc ra quân làm vệ sinh môi trường, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, chỉnh trang đô thị nhất là vào các dịp lễ, tết.

Giáo dân Lê Thị Dung, nhà ở khu Tràng Bạch chia sẻ, chị thường xuyên tham gia các buổi lễ tại nhà thờ. Tại đây, Giáo họ Tràng Bạch thường xuyên tuyên truyền các chức sắc, tín đồ luôn tuân thủ theo pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, cũng như tự nguyện hiến đất làm đường, trồng hoa, cây xanh tạo cảnh quan môi trường sanh, xạch đẹp cho địa phương.

Bên cạnh đó, tại các khu dân cư, giáo dân tích cực tham gia sinh hoạt, nghiên cứu các chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành nghiêm các quy định của địa phương về nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đồng thời, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự, làm tốt công tác hoà giải trong nhân dân, đem lại hạnh phúc cho gia đình, bình yên cho tổ dân, khu phố.

Thời gian tới, bà con trong Giáo họ Tràng Bạch tiếp tục chung tay cùng chính quyền địa phương tuyên truyền tới người dân và đồng bào công giáo tích cực tham gia bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần xây dựng phường Hoàng Quế trở thành đô thị văn minh, hiện đại.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất