| Hotline: 0983.970.780

Giá bán bò thịt cao nhờ đảm bảo không tồn dư kháng sinh

Thứ Năm 31/08/2023 , 15:06 (GMT+7)

Long An Nuôi bò thịt công nghệ cao giúp đàn bò mau lớn, dễ bán vì đảm bảo an toàn thực phẩm, không tồn dư kháng sinh.

Phong trào nuôi bò thịt ở tỉnh Long An phát triển mạnh những năm gần đây. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phong trào nuôi bò thịt ở tỉnh Long An phát triển mạnh những năm gần đây. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm gần đây, phong trào nuôi bò thịt ở tỉnh Long An phát triển rất mạnh, đặc biệt ở huyện Đức Hòa và Đức Huệ. Theo thống kê, đàn bò thịt của 2 địa phương này là gần 10.000 con, chiếm 80% tổng đàn bò thịt của toàn tỉnh.

Gia đình ông Phan Văn Kẻn­ là 1 trong 5 hộ có trang trại nuôi bò vỗ béo quy mô lớn nhất nhì tại xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa. Nuôi bò vỗ béo cho lợi nhuận cao và thời gian quay vòng nhanh, trung bình chừng 3 - 4 tháng là cho xuất chuồng/đợt. Hiện, mỗi đợt, gia đình ông nuôi khoảng 200 con, sau khi trừ hết chi phí như bò giống, nhân công, thức ăn, thuốc thú y… ông còn lời gần 1 tỷ đồng.

Trước đây gia đình ông Kẻn sống bằng nghề làm ruộng, tận dụng nguồn cỏ quanh bờ, mỗi năm ông nuôi vài con bò để có thêm đồng vô, đồng ra. Dần dần, thấy bò dễ nuôi và có đầu ra ổn định, ông quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi thành trang trại.

Đặc biệt, từ năm 2019 được sự hỗ trợ tích cực của các ngành chức năng như ngân hàng cho vay vốn, Phòng NN-PTNT huyện và Sở NN-PTNT Long An hỗ trợ về mặt kỹ thuật nuôi. Chính vì vậy, ông đã mạnh dạn chuyển đổi hình thức nuôi từ truyền thống sang nuôi bò công nghệ cao. Nuôi theo phương pháp mới này, đàn bò chẳng những mau lớn mà còn dễ bán vì đảm bảo an toàn thực phẩm không có chất tồn dư kháng sinh.

Nguồn cỏ tươi là thức ăn chính hàng ngày cho bò thịt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nguồn cỏ tươi là thức ăn chính hàng ngày cho bò thịt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Còn hộ ông Phạm Thành Công, ở xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa cũng đang thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo, với quy mô xấp xỉ 200 con. Khi triển khai thực hiện hiện mô hình này, ông đã làm đơn xin vay 3 tỷ đồng ở Agribank Chi nhánh Đức Hòa.

Ông Công cho biết: “Mấy công đất vườn của gia đình trước đây trồng chanh không có hiệu quả, nay dành hết để trồng cỏ làm thức ăn hàng ngày cho bò. Ngoài ra, tôi còn thuê thêm hơn 4ha đất gần đó để trồng cỏ, nhằm đảm bảo có nguồn thức ăn tươi cho đàn bò ăn quanh năm. Sau mỗi đợt nuôi, ông Công thu được 600 triệu đồng tiền bán bò thịt”.

Nhiều chủ trang trại nuôi bò quy mô lớn nhận định, nuôi bò thịt không khó, vì đa phần bà con đều được ngành nông nghiệp địa phương tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trước khi triển khai thực hiện mô hình. Nhưng điều làm mọi người lo lắng nhất là nguồn vốn đầu tư khá lớn ban đầu. Trung bình, giá mỗi con bò giống có giá lên đến vài ba chục triệu đồng. Ngoài ra, còn phải có vốn để làm chuồng trại, mua máy móc thiết bị xay thức ăn cho bò.

Bên cạnh những trang trại nuôi bò thịt quy mô lớn, 2 huyện Đức Hòa và Đức Huệ còn phát triển nuôi bò dạng nông hộ và tham gia vào HTX nuôi bò thịt để được HTX hỗ trợ về mặt tập huấn kỹ thuật, tiêm phòng thú y định kỳ và đặc biệt khâu đầu ra.

Theo ông Võ Thanh Quang, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Chăn nuôi bò thịt xã Hòa Khánh Đông, huyện Đức Hòa, người nuôi bò thịt cho ăn đầy đủ và tuân thủ tiêm phòng dịch bệnh định kỳ giúp bò khỏe và lớn nhanh, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nên mô hình nuôi bò vỗ béo ở xã Hòa Khánh Đông dần trở thành mô hình chăn nuôi chính của nhiều người dân địa phương. Hiện HTX có gần 65 thành viên nuôi gần 220 con bò.

“Thời gian qua, việc chăn nuôi bò giúp nhiều hộ chăn nuôi trong và ngoài HTX có thu nhập cao, vươn lên thoát nghèo. Cùng với đó, HTX đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nuôi bò theo hướng an toàn vệ sinh chuồng trại, phòng tránh dịch bệnh, tạo mối liên kết thu mua để vừa đảm bảo đầu ra, vừa tránh được tình trạng bị thương lái ép giá” ông Võ Thanh Quang chia sẻ.

Trang trại bò thịt của ông Phan Văn Kẻn mỗi năm lãi gần 1 tỷ đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trang trại bò thịt của ông Phan Văn Kẻn mỗi năm lãi gần 1 tỷ đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An thông tin, hiệu quả của mô hình nuôi bò trên địa bàn đã góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ khá giàu.

Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của vùng đất, hiện nay huyện Đức Hòa, Đức Huệ tiếp tục đầu tư xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt tập trung ứng dụng công nghệ cao (theo tinh thần Nghị Quyết 08 của Tỉnh ủy Long An về Phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Sau hơn 7 năm thực hiện, đề án đã góp phần mang lại những chuyển biến rõ nét trong chăn nuôi bò, nâng cao chất lượng con giống, cải thiện đời sống người dân.

Theo đó, địa phương và các ngành hữu quan tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách thức thiết kế chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi, cách chọn giống, thức ăn, dinh dưỡng, nước uống, vệ sinh thú y, phương thức xử lý chất thải, ghi chép sổ sách, lưu trữ hồ sơ...

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.