| Hotline: 0983.970.780

Èo uột rau an toàn Tây Ninh

Thứ Năm 16/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Hiện giá rau quá bèo, rau ăn quả bình quân có 2.500 đ/kg, có thời điểm 10.000 đồng nên các hộ rất nản”, đại diện Hội Nông dân nói.

Mặc dù trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi phải tốn chi phí, công lao động cao hơn 10 - 20% so với rau thông thường, nhưng khi thu hoạch, nông dân phải bán cho thương lái theo giá rau thường do siêu thị tiêu thụ không đáng kể.

Những năm trước, TP Tây Ninh đã thành lập 2 tổ liên kết SX rau VietGAP tại phường Ninh Thạnh với 30 thành viên trồng được 6,5 ha khổ qua, bí đao, dưa leo, bầu bí, đậu rồng, bẹ ngọt, cải bẹ quăn, bông cải. Ngoài ra, địa phương còn thành lập thêm tổ liên kết SX rau an toàn (RAT) Ninh Phúc - Ninh Nghĩa thu hút hơn 20 thành viên tham gia trồng gần 7 ha.

Ông Nguyễn Văn Mạnh, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân phường Ninh Thạnh đang quản lý 2 tổ liên kết RAT than thở, để trồng được RAT thì bà con phải bỏ vốn đầu tư khoảng 20 triệu đồng mỗi vụ (3 - 4 tháng) để mua giống, phân hữu cơ, thuốc sinh học, công cụ hỗ trợ như cây cắm (còn gọi chà le) với 1 thiên giá 2,2 triệu đồng, dây ni lông làm giàn, dụng cụ tưới phun (béc quay)...

Ngoài ra, đòi hỏi người trồng phải ghi nhật ký đồng ruộng để theo dõi, nếu không thực hiện khâu này thì vẫn không được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

“Tuy nhiên, cái khó nhất đối với người trồng RAT ở đây vẫn là chuyện đầu ra cho sản phẩm, siêu thị cũng có nhận mua giá cao nhưng số lượng rất ít, mỗi ngày lấy chừng 5 kg rau mỗi loại, tổng cộng khoảng 50 kg, trong khi cả 2 tổ trồng RAT SX khoảng 2 tấn rau mỗi ngày. Hiện giá rau quá bèo, rau ăn quả bình quân có 2.500 đ/kg (có thời điểm 10.000 đồng) nên các hộ rất nản”, ông Mạnh nói.

09-12-22_h1
SX rau VietGAP ở phường Ninh Thạnh, TP Tây Ninh

Cũng theo ông Mạnh, khi mới thành lập tổ SX RAT, lúc đó ông còn làm Chủ tịch Hội Nông dân, đã quan hệ để vay được nguồn vốn hỗ trợ 500 triệu đồng cho tổ, mỗi hộ vay 25 triệu đồng với lãi suất 0,7%/tháng. Đến hạn, các hộ đã hoàn trả vốn vay. Nhưng đến nay không được giải quyết cho vay trở lại bởi ngân hàng đưa ra điều kiện phải thế chấp tài sản nên đành chịu. Để duy trì SX, nông dân phải tự đem "sổ đỏ" của nhà mình đi thế chấp.

Ông Đinh Vĩnh Bình trồng 3.000 m2 RAT, tổ trưởng Tổ hợp tác VietGAP Hưng Việt cho hay, vừa qua Chi cục BVTV tỉnh đã hỗ trợ các hộ trồng RAT xây dựng 3 kho chứa riêng biệt gồm 1 kho chứa dụng cụ SX (máy bơm nước, xịt thuốc..), 1 kho chứa thuốc và 1 kho chứa phân bón. Trong kho chứa thuốc có 2 bể chứa bao bì, bà con sau khi xịt xong thì gom lại bỏ vào bể. Trong quá trình SX, các hộ phải tuân thủ quy định chỉ sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học.

“Dù khó tiêu thụ nhưng hộ nào đã trồng RAT theo tiêu chuẩn VietGAP thì vẫn thích làm theo quy trình này, bởi không làm đất đai bạc màu, môi trường bị ô nhiễm", ông Đinh Vĩnh Bình nhấn mạnh.

Sau khi phun xịt, toàn bộ chai nhựa được gom lại, sau đó sẽ có xe của Cty CP BVTV An Giang đến thu gom 1 lần/tháng đem đi tiêu huỷ. Đây cũng là loại thuốc không gây ảnh hưởng xấu cho môi trường và nông dân khi phun xịt. Thuốc sinh học cách ly chỉ 1 ngày trước khi thu hoạch, còn thuốc BVTV cách ly ít nhất 1 tuần. Phân bón cho rau cũng phải là loại phân hữu cơ được ủ đúng kỹ thuật.

“Quy trình trồng RAT nghiêm ngặt là vậy, nhưng cách đây 3 năm, đại diện Sở NN-PTNT và Chi cục BVTV Tây Ninh đi cùng các HTX, tổ liên kiết SX RAT lên TP.HCM làm việc với cơ quan chức năng ở đây nhằm đưa RAT tiêu thụ cho 3 chợ đầu mối là Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn. Tuy nhiên đến nay vẫn không thành công với lý do Chi cục BVTV TP.HCM không có đủ nhân viên kiểm tra chất lượng rau”, ông Bình chia sẻ.

Ông Bình cho biết thêm, tính về chi phí đầu tư thì việc trồng RAT cao hơn trồng rau thông thường từ 10 - 20% bởi chi phí đầu tư và công lao động bỏ ra chăm sóc nhiều hơn. Vậy mà hiện nay rau của của Tổ hợp tác vẫn phải đem bán cho thương lái ở chợ đầu mối trong tỉnh theo giá rau thông thường. Đây là một thiệt thòi lớn cho nông dân trồng RAT.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Cá tra sạch bệnh nhờ thú y ‘bắt mạch’ từ con giống

ĐỒNG THÁP Với chuỗi quy trình thú y nghiêm ngặt và liên kết sản xuất chặt chẽ, Đồng Tháp đảm bảo cá tra sạch bệnh, an toàn thực phẩm từ khâu giống đến xuất khẩu.

Vải chín sớm Phương Nam giảm diện tích nhưng sản lượng tăng

QUẢNG NINH Do ảnh hưởng của bão và dự án đường ven sông nên diện tích trồng vải chín sớm Phương Nam năm nay giảm gần 100 ha. Bù lại, vải đậu quả sai hơn năm trước.

Sống chung với khô hạn: [Bài 1] Chuyển đổi cây trồng, 'thần tài' gõ cửa

Ninh Thuận là vùng đất thường xuyên thiếu nước tưới trong mùa khô, do vậy chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn là việc không thể không làm.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Bạch Mã

HUẾ Việc diễn tập nhằm nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn quốc gia Bạch Mã trong thời gian tới.