| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp lo 'thuế chồng thuế' từ Hoa Kỳ

Thứ Ba 15/04/2025 , 20:46 (GMT+7)

ĐBSCL Khảo sát nhanh của VCCI từ 120 doanh nghiệp ĐBSCL cho thấy, hơn 84% doanh nghiệp khẳng định bị ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ.

Bà Nguyễn Thị Thương Linh - Phó Giám đốc VCCI chi nhánh ĐBSCL nhận định, hiện nay có rất nhiều thông tin liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ, bao gồm nguồn chính thức và chưa chính thức, gây hoang mang lớn cho các doanh nghiệp.

Diễn biến ban đầu, ông Nguyễn Văn Nhựt - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàng Minh Nhật - đơn vị chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo ở TP Cần Thơ cho biết, đến thời điểm này, các nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ thông báo chưa bị ảnh hưởng.

Thị phần xuất khẩu gạo của Hoàng Minh Nhật tại quốc gia này chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ từ 2-3%, dao động khoảng 20.000 tấn. Trước đó, Hoa Kỳ áp thuế 10% cho tổng thể các mặt hàng, ông Nhựt cũng nhận định với sản phẩm gạo chưa bị tác động lớn.

Bà Nguyễn Thị Thương Linh - Phó Giám đốc VCCI chi nhánh ĐBSCL chia sẻ tại cuộc họp ghi nhận khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu về thuế đối ứng của Hoa Kỳ. Ảnh: Kim Anh.

Bà Nguyễn Thị Thương Linh - Phó Giám đốc VCCI chi nhánh ĐBSCL chia sẻ tại cuộc họp ghi nhận khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu về thuế đối ứng của Hoa Kỳ. Ảnh: Kim Anh.

Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ĐBSCL gần như “không ngủ”, nhất là trong giai đoạn 3 tháng “chờ áp dụng”.

Công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Pataya Việt Nam, đặt tại Khu công nghiệp Trà Nóc 1, quận Bình Thủy (TP Cần Thơ), chuyên xuất khẩu hai mặt hàng chủ lực là tôm và thịt ghẹ đóng hộp.

Tuy sản lượng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của doanh nghiệp còn khiêm tốn, từ 10-12%, nhưng ông Trần Công Sơn - Giám đốc Kho vận và Xuất nhập khẩu (Pataya Việt Nam) nhận định, đây là thị trường tiềm năng và ổn định trong nhiều năm qua (kể cả trong giai đoạn dịch Covid-19). Nhờ khai thác được thị trường này, doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng doanh số.

Ông Sơn cho biết, trong giai đoạn 3 tháng hoãn thuế đối ứng, doanh nghiệp đã lên 3 kịch bản ứng phó.

Thứ nhất, nếu đàm phán thuận lợi, mức thuế được giữ nguyên như hiện tại, điều này rất tốt cho doanh nghiệp.

Thứ hai, nếu Hoa Kỳ áp thuế từ 10-15%, Pataya Việt Nam sẽ đàm phán với các đơn vị mua hàng và sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận để giữ thị trường. Nội bộ doanh nghiệp cũng sẽ tinh gọn quy trình sản xuất để giảm chi phí, đặt hàng nguyên phụ liệu ở mức vừa phải để không ảnh hưởng đến nguồn vốn.

Đặc biệt, doanh nghiệp nỗ lực giữ vững và tăng doanh số ở các thị trường truyền thống như: châu Âu, Trung Mỹ và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ ba, trường hợp xấu nhất khi mức thuế đối ứng lên 20-30%, doanh nghiệp chắc chắn không thể tiếp tục duy trì thị trường Hoa Kỳ.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ĐBSCL đưa ra nhiều kế hoạch ứng phó trước khả năng thuế đối ứng từ Hoa Kỳ tăng cao. Ảnh: Kim Anh.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ĐBSCL đưa ra nhiều kế hoạch ứng phó trước khả năng thuế đối ứng từ Hoa Kỳ tăng cao. Ảnh: Kim Anh.

Đối với mặt hàng cá tra, dù là sản phẩm mà Việt Nam ít có đối thủ cạnh tranh, lãnh đạo Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) nhìn nhận, chính sách thuế của Mỹ không đơn thuần là chuyện chi phí mà là câu chuyện “sống còn” của doanh nghiệp. Với hơn 50% sản lượng cá tra xuất khẩu phụ thuộc thị trường Hoa Kỳ, Caseamex không thể đợi chính sách thay đổi mà phải tự thay đổi trước.

Ông Phan Hoàng Duy, Phó Tổng Giám đốc Caseamex cho biết, những ngày qua, doanh nghiệp gần như “không ngủ” để theo dõi tình hình. Ông lo ngại hơn về khả năng “thuế chồng thuế”, Hoa Kỳ có thể áp cùng lúc các loại thuế đối ứng, thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Phó Giám đốc VCCI chi nhánh ĐBSCL khẳng định thêm, dù thuế đối ứng cao hay thấp, vấn đề chắc chắn xảy ra là các rào cản kỹ thuật liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hàng hóa sẽ ngày càng cao.

“Các thay đổi trong chính sách thuế quan và rào cản thương mại của Hoa Kỳ khiến doanh nghiệp không tiên liệu được mức ảnh hưởng đến doanh nghiệp và đối sách của các quốc gia khác có liên quan”, bà Linh cho hay.

Khi doanh nghiệp đưa ra giải pháp đa dạng hóa thị trường, nhưng không có nghĩa là thị trường ở các quốc gia khác nằm im. Đó là sự cạnh tranh ở quy mô quốc gia, không còn là của một doanh nghiệp hay ngành hàng.

Trong bối cảnh đó, hiện nay Chính phủ đang quan tâm và đưa ra các Nghị quyết, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích phát triển khoa học công nghệ. Đây là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm để ứng dụng vào việc tăng cường chất lượng sản phẩm và quản lý tốt dữ liệu về truy xuất nguồn gốc.

Xem thêm
Giá tinh bột sắn giảm thấp, khó tiêu thụ

NGHỆ AN Hiện đang cuối vụ sắn, tuy nhiên do giá tinh bột sắn xuống thấp, chỉ còn khoảng 8 đến 8,2 triệu đồng/tấn nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bảo hiểm thất nghiệp là tất yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.

VRG và Lai Châu tăng cường phối hợp phát triển cao su

Trong chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác Tỉnh ủy Lai Châu tại trụ sở VRG, 2 bên đã thống nhất phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.