| Hotline: 0983.970.780

Dịch vụ cho thuê máy gặt đập liên hợp sôi động vụ đông xuân 2020-2021

Thứ Tư 10/03/2021 , 10:02 (GMT+7)

Chi phí thuê thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp rẻ hơn khoảng 100.000 đồng mỗi công so với thuê mướn nhân công thu hoạch lúa bằng tay, giá thuê đang tăng.

Máy gặt đập liên hợp ngày càng nhiều chủ ruộng ưu tiên sử dụng cho diện tích lúa đang cần thu hoạch. Vụ mùa đông - xuân là 1 trong 3 vụ mùa chính của cả nước, đặc biệt quan trọng đối với bà con nông dân tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng nên các hộ rất quan tâm đến loại hình dịch vụ gặt thuê này.

Ước tính nhu cầu sử dụng máy gặt đập liên hợp ở miền Trung và miền Bắc mỗi năm là khoảng hơn 22.000 chiếc; riêng Đồng bằng Sông Cửu Long nhu cầu máy gặt hơn 5.000. Nhu cầu tiềm năng về máy gặt đập liên hợp ở Việt Nam hiện tại là rất lớn.

Máy gặt đập liên hợp được đánh giá cao

Quy trình hoạt động của máy gặt đập liên hợp gồm 4 công đoạn: gặt, tuốt, sàng sẩy, đóng bao; người dân chỉ cần vận chuyển thóc về nhà phơi. Rơm, rạ tươi được phụt ra ngay tại ruộng, bà con có thể phơi làm chất đốt dự trữ hoặc ủ làm phân bón ruộng.

Trung bình 40 phút máy gặt đập liên hợp 50 mã lực sẽ gặt được 1 công lúa (1.000m²). Trong quá trình gặt, tỷ lệ thóc rơi vãi ra ngoài rất ít; máy gặt sát gốc lúa, kể cả lúa bị đổ. Trong khi, để thu hoạch 1 sào lúa Bắc bộ (360m²), trung bình 1 người nông dân phải bỏ ra hơn 10 giờ thực hiện các công đoạn gặt, vận chuyển, tuốt lúa. Nếu ruộng trũng, lúa đổ thì thời gian trên sẽ phải tăng lên 1,5 lần.

Chi phí thuê thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp rẻ hơn khoảng 100.000 đồng mỗi công so với thuê mướn nhân công thu hoạch lúa bằng tay, chưa kể công vận chuyển, tuốt lúa, sàng sẩy...

Hiện nay, nông dân trồng lúa tại nhiều địa phương ngày càng quen dần với phương thức thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp vừa nhanh, vừa giảm chi phí so với thu hoạch lúa thủ công mà lúa bán cũng dễ hơn. Hơn nữa, thời gian thu hoạch lúa cũng được rút ngắn rất nhiều, một máy gặt đập liên hợp có thể thu hoạch từ 2 - 6 công lúa/giờ (tùy theo lúa đứng hay ngã) và người ta thường kết hợp nhiều máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa cùng lúc trên một diện tích.

Đặc biệt, lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp được nhiều tiểu thương thích chọn mua lúa tươi ngay tại ruộng và giá mua cũng thường cao hơn khoảng 150 - 200 đồng/kg so với lúa thu hoạch bằng tay.

Dịch vụ cho thuê sôi động

Thông tin trên công cụ tìm kiếm Google

Thông tin trên công cụ tìm kiếm Google

Thấy được hiệu quả của máy gặt đập liên hợp, những năm lại đây nhiều người đã mạnh dạn đầu tư máy để mở dịch vụ cho thuê máy giúp rút ngắn thời gian thu hoạch, chi phí sản xuất cho gia đình và bà con nông dân, đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập cho những người làm dịch vụ. Cứ vào mùa vụ, dịch vụ cho thuê máy gặt đập liên hợp lại sôi động, dịch vụ cho thuê máy có khắp các tỉnh thành, vùng miền, được mời chào dày đặc trên mạng xã hội và các loại hình quảng cáo khác.

Thông tin quảng cáo trên mạng xã hội Facebook

Thông tin quảng cáo trên mạng xã hội Facebook

Theo thông tin của Báo Nông nghiệp Việt Nam, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, mọi năm chi phí thu hoạch 1 công lúa (1.000m²) bằng máy gặt đập liên hợp giao động từ 260.000 - 270.000 đồng thì vụ đông xuân năm nay tăng lên 280.000 - 320.000 đồng/công lúa. Riêng lúa sập (lúa ngã), mức giá giao động 320.000 - 330.000 đồng/công lúa.

Vùng Duyên hải Miền trung và Tây Nguyên, chi phí để thuê máy khoảng 250.000 - 280.000 đồng/1.000m², thậm chí có những khu vực giá thuê lên đến 350.000 - 400.000 đồng/1.000m². Đồng bằng Sông Hồng, giá dịch vụ thuê máy gặt đập liên hợp vụ đông xuân năm nay dự kiến giao động từ 330.000 - 350.000 đồng/1.000m², có nơi lên đến hơn 400.000 đồng.

Người dân cho biết, máy gặt đập liên hợp năm nay không thiếu. Tuy nhiên, thời điểm này do giá lúa có dấu hiệu tăng, các địa phương đồng loạt thu hoạch nên giá thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp đang có chiều hướng gia tăng.

Xem thêm
‘Giải nhiệt’ hóa đơn điện, mở đường cho năng lượng sạch

TP.HCM Nghị định 56-57-58 đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho điện mặt trời mái nhà, mở ra cơ hội giảm chi phí điện, thúc đẩy năng lượng sạch, hướng đến Net Zero.

Áp mức độ vệ sinh môi trường cấp 1 khiến Hà Nội sạch hơn

Mức độ vệ sinh môi trường cấp 1 - mức tăng cường vệ sinh môi trường cao nhất bắt đầu được Công ty Urenco áp dụng tại 2 phường Quán Thánh và Điện Biên.

Giới thiệu công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn đến biên giới Việt - Trung

Sơn La Đại học KHTN vừa giới thiệu kết quả Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung.

Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

'Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn' là một trong 3 chủ đề của Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới (21/4) năm 2025.

Kiến nghị xây dựng cao tốc Mộc Châu - TP Sơn La

SƠN LA Tỉnh Sơn La đang kiến nghị Bộ Xây dựng đầu tư cao tốc đoạn 3 từ Mộc Châu đến TP Sơn La dài 105 km, chia thành 4 làn xe.

Đọc nhiều nhất