| Hotline: 0983.970.780

Đà tăng trưởng sản xuất của Việt Nam bị đứt gãy sau bão Yagi

Thứ Sáu 04/10/2024 , 09:44 (GMT+7)

Sau 5 tháng sản xuất liên tục tăng trưởng, chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 9 giảm hơn 5 điểm, xuống 47,3 - do những thiệt hại nặng nề bão Yagi gây ra.

Hãng nghiên cứu S&P Global vừa công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam với nhiều thông tin kém tích cực về ngành sản xuất của Việt Nam sau những thiệt hại nặng nề từ bão Yagi.

Theo đó, chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 9 đã đã giảm từ 52,4 (tháng 8) xuống 47,3 điểm. Kết quả này báo hiệu các điều kiện kinh doanh suy giảm trở lại vào thời điểm cuối quý 3 của năm tới, sau khi đã có một giai đoạn tăng trưởng mạnh. 

Việc chỉ số giảm hơn 5 điểm cho thấy sức khỏe ngành sản xuất đã yếu đi ở mức đáng kể nhất kể từ thời điểm tháng 11/2023. Nguyên do là bão Yagi đã khiến sản lượng ngành sản xuất sụt giảm mạnh trong tháng 9, từ đó kết thúc thời kỳ tăng trưởng kéo dài 5 tháng. Sau khi sản lượng tăng mạnh trong tháng 8, mức suy giảm trở lại trong kỳ khảo sát này là đáng kể nhất kể từ tháng 1/2023.

Chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 9 sụt giảm hơn 5 điểm.

Chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 9 sụt giảm hơn 5 điểm.

"Bão Yagi đã gây ra tác động nghiêm trọng với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khi mưa lớn và lũ lụt khiến các doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa, gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng và dây chuyền sản xuất", chuyên gia của S&P Global cho biết.

Trước diễn biến đột ngột trên, thống kê sản lượng, đơn hàng mới, số mua sắm và lượng hàng tồn kho đều đi xuống. Đơn hàng xuất khẩu mới giảm nhẹ, khiến doanh nghiệp lần đầu tiên mua sắm ít hơn sau nửa năm.

Thiên tai khiến các nhà sản xuất đã gặp phải tình trạng thời gian giao hàng từ nhà cung cấp bị kéo dài đáng kể khi lũ lụt làm gián đoạn khâu vận tải. Kết quả là tồn kho hàng mua đã giảm nhanh. Theo thống kê, mức giảm này là mạnh thứ hai trong lịch sử chỉ số, chỉ kém mức của tháng 4/2020 là tháng chịu ảnh hưởng của đại dịch.

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành bị thiệt hại nặng sau bão Yagi.

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành bị thiệt hại nặng sau bão Yagi.

Dù vậy, S&P Global cho rằng tác động của bão Yagi chỉ là tạm thời. Khảo sát PMI cho thấy các nhà sản xuất ở Việt Nam vẫn lạc quan, tin rằng sản lượng sẽ tăng trở lại vào 2025. Đáng chú ý, tâm lý lạc quan  đạt mức cao nhất trong 3 tháng qua, khi doanh nghiệp cho rằng nhu cầu sẽ sớm hồi phục.

Cũng theo S&P Global, tình hình nhu cầu sẽ vẫn có lợi cho tăng trưởng. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể thấy sự bật dậy nhanh chóng của ngành sản xuất khi thời kỳ phục hồi sau bão bắt đầu. Do đó, các công ty vẫn lạc quan về triển vọng năm tới và đã tăng việc làm ngay cả khi khối lượng công việc suy giảm.

Xem thêm
Khởi công Trung tâm Thương mại AEON Hải Dương

Ngày 19/4, UBND tỉnh Hải Dương, Tập đoàn AEON Việt Nam khởi công Dự án Trung tâm thương mại AEON Hải Dương, chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thay đổi điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thay đổi về điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hỗ trợ người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn là động lực để người lao động tái nhập thị trường lao động.

Dabaco có thể điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng gấp đôi

BẮC NINH Với lợi nhuận quý I/2025 hơn 500 tỷ đồng, quý II dự kiến khoảng 400 tỷ đồng, Dabaco có thể điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2025 khi kết quả 6 tháng khả quan.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.