| Hotline: 0983.970.780

Đá nhựa gây lo ngại xuất hiện khắp nơi trên thế giới

Thứ Hai 29/01/2024 , 12:55 (GMT+7)

(TN&MT) - “Đá nhựa” - những tảng đá được hình thành tự nhiên từ đá trầm tích và các mảnh vụn nhựa đã xuất hiện trên khắp thế giới, gây lo ngại và trở thành một minh chứng mới về tác động tàn phá của con người đối với môi trường.

Thế giới

Đá nhựa gây lo ngại xuất hiện khắp nơi trên thế giới

Lan Chi {Ngày xuất bản}

(TN&MT) - “Đá nhựa” - những tảng đá được hình thành tự nhiên từ đá trầm tích và các mảnh vụn nhựa đã xuất hiện trên khắp thế giới, gây lo ngại và trở thành một minh chứng mới về tác động tàn phá của con người đối với môi trường.

Những tảng đá nhựa với màu xanh lục kỳ quái là những tảng đá được hình thành khi các vật liệu như kim loại nặng, dung môi hữu cơ và mảnh vụn vi nhựa được hợp nhất hoặc bám vào bề mặt của đá trầm tích. Đá nhựa được phát hiện tại 5 châu lục và 11 quốc gia, bao gồm Mỹ, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh, Italy, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Brazil và Peru.

afp2000033bv6e6_0.jpg
Đá nhựa là những tảng đá được hình thành khi các vật liệu như kim loại nặng, dung môi hữu cơ và mảnh vụn vi nhựa được hợp nhất hoặc bám vào bề mặt của đá trầm tích. Ảnh: AFP

Xuất hiện ngay cả trên những hòn đảo xa xôi, những tảng đá nhựa này đã khiến các nhà nghiên cứu lo ngại và đặt nghi vấn về việc đây có thể là sự khởi đầu của Anthropocene - một kỷ nguyên địa chất mới bị chi phối bởi các tác động của con người, làm thay đổi đáng kể bề mặt, bầu khí quyển, đại dương và hệ thống tuần hoàn dinh dưỡng của Trái đất, đồng thời những tác động của chúng sẽ tồn tại lâu hơn sự tồn tại của con người trên hành tinh.

Theo Giáo sư Santos, đến từ Đại học Liên bang Parana ở miền Nam Brazil, người dẫn đầu nghiên cứu, ô nhiễm nhựa trên đại dương đang gây ra sự thay đổi mô hình đối với các khái niệm về sự hình thành đá và địa tầng trầm tích. Lo ngại trước phát hiện mới này, Giáo sư Santos nhấn mạnh: “Con người hiện đang hoạt động như một tác nhân địa chất, ảnh hưởng đến các quá trình trước đây hoàn toàn tự nhiên, như sự hình thành đá”.

00033bj94g_0.jpg
“Đá nhựa” được tìm thấy trên đảo Trindade, ngoài khơi Brazil. Ảnh: AFP

Giáo sư cho rằng, khi đá bị xói mòn, nhiều nguy cơ chúng sẽ thải vi nhựa vào môi trường và làm ô nhiễm thêm chuỗi thức ăn.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cũng phát hiện, đá nhựa có thể làm thay đổi cộng đồng vi sinh vật trong môi trường xung quanh và có thể tạo ra một lượng đáng kể vi nhựa và nhựa nano. Loại đá trầm tích mới này cho thấy bằng chứng thuyết phục về cách các hành động của con người có thể hoạt động như một quá trình địa chất ngoại sinh mạnh mẽ, định hình lại hồ sơ địa chất của hành tinh.

Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy, vi hạt nhựa lần đầu tiên được phát hiện trong máu người, với kết quả chỉ ra rằng việc con người tiếp xúc với các hạt nhựa dẫn đến việc hấp thụ các hạt này vào máu, di chuyển đến các cơ quan. Cũng theo nghiên cứu, trẻ bú bình có thể nuốt phải hơn 1 triệu mảnh vi nhựa mỗi ngày.

Nhựa nano là các hạt nhựa có chiều dài dưới 1 micromet hoặc 1/70 chiều rộng của sợi tóc người. Chúng gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với sức khỏe con người so với hạt vi nhựa, vì chúng đủ nhỏ để xâm nhập vào tế bào con người, đi vào máu và tác động đến các cơ quan. Chúng cũng có thể đi qua nhau thai để đi vào cơ thể thai nhi.

afp2000033bv6dy_0.jpg
Đá nhựa trong phòng thí nghiệm tại Đại học Parana ở Brazil. Ảnh: AFP

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm có hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất và 50% trong số đó là nhựa dùng một lần, thế nhưng chỉ gần 10% đồ nhựa dùng một lần được tái chế, làm tắc nghẽn các bãi chôn lấp và ô nhiễm đại dương. Đáng lo ngại, con số này ước tính sẽ tiếp tục gia tăng trong thập kỷ tới.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Từ du lịch xanh đến đô thị xanh ở Ai Cập

Nằm giữa dãy núi Sinai và Biển Đỏ, Sharm El-Sheikh đã chuyển mình từ một làng chài yên tĩnh thành đô thị xanh bền vững cho ngành du lịch của Ai Cập.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.