Công trình giao thông 42 tỷ sử dụng vật liệu kém chất lượng
Thứ Ba 07/12/2021 , 08:31 (GMT+7)
Công trình do Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thiện, đã phát hiện việc sử dụng vật liệu kém chất lượng.
Công trình xây dựng sửa chữa, nâng cấp tuyến đường nối từ đường tỉnh 261, xã Phúc Thuận đến xã Phúc Tân có chiều dài 6,3km, có giá trị đầu tư là 42 tỷ đồng. Công trình do Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Liên danh Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ (gọi tắt là Công ty Hữu Huệ) và Công ty CP xây dựng & thương mại Havico (Công ty Havico), đơn vị tư vấn giám sát là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thái Nguyên. Hiện công trình này cơ bản đã được hoàn thiện về phần nền đường và đang trong quá trình đổ bê tông mặt đường.
Sáng ngày 24/11, đoạn đường do Công ty Havico thi công tại xóm 8, xã Phúc Tân, thị xã Phổ Yên đã sử dụng bê tông Hữu Huệ để thi công mặt đường bê tông, tất cả theo đúng quy trình kỹ thuật xây dựng. Nhưng đến buổi chiều cùng ngày, cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp này phát hiện bất thường về chất lượng bê tông. Cụ thể là bê tông bị rạn, nứt, không đảm bảo đông kết, đá sử dụng đổ bê tông kém chất lượng, kích thước không đồng đều và chủ yếu có kích cỡ 1x2 (sai so với thiết kế là sử dụng loại đá 2x4cm),…
Sau đó đại diện của Công ty Havico tại công trường đường Phúc Thuận – Phúc Tân đã cho người xúc bỏ toàn bộ đoạn bê tông như đã nói và báo cáo lên cấp trên.
Đoạn đường phát hiện vật liệu kém chất lượng tại xóm 8, xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên. Ảnh: Toán Nguyễn.
Ngày 26/11, nhận được thông tin phản ánh về sự việc, phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đến tìm hiểu thực tế. Đoạn đường bị xúc lên dài khoảng 15m, các đoạn khác đã hoàn thiện cho thấy độ dày của bê tông không đồng đều từ 20,5 – 23,5cm (độ dày theo thiết kế của tuyến đường là 22cm). Những đống bê tông bị xúc bỏ ra ngoài nhìn bằng mắt thường thấy tơi, xốp và có thể bóp vỡ bằng tay như đất. Ngoài ra, từ đống vật liệu không đạt này cũng thể hiện việc kích thước đá làm bê tông không đồng đều đúng như phản ánh của cán bộ kỹ thuật của Công ty Havico.
Ông Nguyễn Quốc Hiệu, một người dân địa phương (đã đổi tên) cung cấp thêm nhiều thông tin, hình ảnh về những bức xúc của người dân liên quan tới việc thi công tuyến đường Phúc Thuận – Phúc Tân. Ông Hiệu đặt ra câu hỏi rằng: Nếu bê tông bị đông kết như bình thường thì liệu có phát hiện ra việc họ dùng đá không đạt tiêu chuẩn, viên to, viên bé để làm nguyên liệu hay không? Vậy các đoạn đường khác cũng sử dụng bê tông Hữu Huệ để thi công đã xong, thì có dám khẳng định là chất lượng bê tông và nguyên liệu đá có tốt hơn không?
Năm 2021, tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp tuyến đường nối từ đường tỉnh 261, xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên đi xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên có chiều dài là 10km, tổng vốn đầu tư lên đến khoảng 60 tỷ đồng.
Trong đó, Sở Giao thông Vận tải Thái Nguyên làm chủ đầu tư đoạn từ đường tỉnh 261, xã Phúc Thuận đến xã Phúc Tân (thị xã Phổ yên) có chiều dài 6,3km, có giá trị đầu tư là 42 tỷ đồng. Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên) làm chủ đầu tư đoạn từ UBND xã Phúc Tân đến bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), có chiều dài 3,7km, với kinh phí gần 20 tỷ đồng.
Đoạn đường vật liệu bị đào ra thể hiện nguyên liệu đá không đồng đều, đúng thiết kế, đúng mác bê tông. Ảnh: Toán Nguyễn.
Chủ đầu tư có dấu hiệu né tránh trách nhiệm?
Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã làm việc với đại diện cho địa phương được hưởng lợi sử dụng sau khi tuyến đường giao thông Phúc Thuận – Phúc Tân hoàn thành là ông Trần Ngọc Tú, Chủ tịch UBND xã Phúc Tân, thị xã Phổ Yên. Ông Tú nói đã nhận được phản ánh của người dân địa phương về sự cố xảy ra trong quá trình thi công tuyến đường bê tông tại địa phận xóm 8, sau đó đã cho cán bộ đi thăm nắm tình hình. Qua báo cáo cho thấy, chính đại diện đơn vị thi công là Công ty Havico phát hiện việc đổ bê tông từ sáng đến chiều không đông kết nên đã chủ động cho máy và người cuốc đi.
Theo ông Tú, đường giao thông Phúc Thuận – Phúc Tân là do Sở Giao thông và Vân tải tỉnh Thái Nguyên làm Chủ đầu tư, chính quyền xã Phúc Tân có trách nhiệm vận động nhân dân hiến đất, khi xây dựng thì tham gia giám sát cộng đồng. Tuyến đường được nâng cấp là niềm mong mỏi của mọi người dân, vì vậy xã cũng rất mong muốn các cơ quan chức năng làm rõ, xây dựng tuyến đường này có chất lượng tốt nhất để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Thái Nguyên, chủ đầu tư công trình đường Phúc Thuận - Phúc Tân. Ảnh: Toán Nguyễn.
Để làm rõ những vấn đề liên quan tới Công trình xây dựng sửa chữa, nâng cấp tuyến đường nối từ đường tỉnh 261, xã Phúc Thuận đến xã Phúc Tân, ngày 29/11 phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đến Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Thái Nguyên đăng ký làm việc. Ngày 30/11, phóng viên nhận Giám đốc Sở đã ủy quyền Phó Giám đốc Tạ Văn Thuyết trả lời Báo Nông Nghiệp tuy nhiên thay vì chỉ ra nguyên nhân dẫn tới công trình đường giao thông kém chất lượng và giải pháp khắc phục thì đồng chí Phó Giám đốc Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Thái Nguyên chỉ nại thêm thủ tục hành chính, yêu cầu phải soạn công văn trước khi gặp gỡ trao đổi với phóng viên.
Thiết nghĩ công trình kém chất lượng đã rõ ràng, với trách nhiệm của Chủ đầu tư thì Sở GTVT tỉnh Thái Nguyên cần học cách đối diện với sự thật, sửa chữa sai lầm, không nên vòng vo lảng tránh dư luận.
Trong quá trình tác nghiệp thực tế tại hiện trường phóng viên đã bị một đối tượng lạ mặt, mặc quần áo dân sự (không mặc đồng phục của ngành nào) tự xưng là người của cơ quan chức năng thị xã Phổ Yên đến cản trở phóng viên rời khỏi hiện trường vì không được tác nghiệp do chưa đăng ký với doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Người này cũng không xuất trình được giấy tờ chứng minh mình là cán bộ đang đi làm việc.
Hành vi cản trở tác nghiệp báo chí nói trên đã vi phạm pháp luật báo chí. Theo Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản quy định rõ mức phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động của báo chí trái pháp luật. Cụ thể, hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đối tương (khoanh đỏ) tự nhận là người của cơ quan chức năng gây cản trở phóng viên tìm hiểu vấn đề liên quan tới sự việc phát hiện vật liệu kém chất lượng tại công trình Phúc Thuận - Phúc Tân. Ảnh: Toán Nguyễn.
HẢI DƯƠNG - Khi người dân bức xúc, phản ánh về ô nhiễm môi trường, chính quyền xã, thị trấn chỉ biết ra văn bản gửi huyện và huyện tiếp tục đề nghị đến ban, ngành cấp tỉnh....
HẢI DƯƠNG - Đường 194B qua địa bàn 3 xã: Đức Chính, Cao An và thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương từ khi được làm mới, trở thành nỗi 'ám ảnh' với người dân.
(TN&MT) – Sau hơn 15 năm “đắp chiếu” bởi rất nhiều vướng mắc, UBND TP Hà Nội mới đây cho biết sẽ phấn đấu khởi công dự án Khu công nghệ cao sinh học tại quận Bắc Từ Liêm vào tháng 9/2025.
(TN&MT) – Trả lời ý kiến cử tri huyện Ba Vì về việc chậm bàn giao đất nông, lâm trường về địa phương quản lý, UBND TP Hà Nội cho rằng việc bàn giao có nhiều khó khăn, vướng mắc và cần tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới.
(TN&MT) – Huyện Quốc Oai hiện có 5 mỏ đá đã hết hạn khai thác nhưng chưa lập đề án đóng cửa mỏ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vì thế đất khu vực mỏ chưa được bàn giao lại cho nhà nước quản lý theo quy định.
(TN&MT) – Thanh tra Thành phố Hà Nội vừa chuyển thông tin về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự tại dự án Khu nhà ở xã hội Kim Chung (huyện Đông Anh) đến Cơ quan An ninh điều tra, Công an Thành phố để điều tra, xem xét, xử lý theo quy định.
Đơn thư phản ánh của công dân về diện tích đất của ông Lê Hải Hậu, thôn Đại Hạnh, xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) đang sử dụng xây nhà ở, trang trại, ao nuôi cá… hàng nghìn mét vuông đất trái phép. Qua tìm hiểu sự việc, hồ sơ địa chính của chính quyền địa phương xã Hoàn Long, có nhiều dấu hiệu “bất thường” cần được làm rõ.
(TN&MT) - Thời gian qua, tình trạng xe tải chở quặng của Công ty CP Thắng Lợi Phú Thọ thường xuyên chạy qua khu dân cư, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân các xã Thu Ngạc, xã Mỹ Thuận. Mỏ khai thác quặng đào xới sát ngay đường giao thông, dễ gây nguy hiểm cho người dân địa phương.
(TN&MT) – Từ năm 2022 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên đã thanh, kiểm tra và xử phạt 328 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng vì các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
(TN&MT) – Trong số những dự án xử lý nước thải ở huyện Hoài Đức, có dự án liên tục phải xin lùi tiến độ, có dự án hiện vẫn chưa tìm được nhà đầu tư tham gia.
(TN&MT) – UBND TP Hà Nội giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc rà soát, đề xuất xử lý đối với các quy hoạch đã được phê duyệt; rà soát các văn bản chấp thuận đối với các địa điểm nghiên cứu dự án đầu tư, đề xuất, tham mưu thành phố phương án xử lý.
Tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn qua tỉnh Quảng Nam đang trong quá trình thi công cải tạo và nâng cấp. Tuy nhiên, "ổ gà", "ổ voi" xuất hiện chi chít trên quốc lộ này, nhất là đoạn qua thôn Quý Xuân (xã Bình Quý, huyện Thăng Bình) trở thành "cái bẫy" gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Từ ngày 19/4/2025, nhiều đối tượng sẽ được miễn đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai theo Nghị định số 63/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 78/2021/NĐ-CP của Chính phủ.