| Hotline: 0983.970.780

Cơ quan chức năng làm gì khi thực phẩm bẩn diễn biến phức tạp?

Thứ Năm 15/05/2025 , 17:55 (GMT+7)

TP.HCM Tình trạng kinh doanh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng và vi phạm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.HCM vẫn diễn biến phức tạp.

Thông tin tại họp báo Kinh tế xã hội TP.HCM chiều 15/5, Sở Công Thương TP.HCM đánh giá tình trạng kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng và vi phạm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp. Các loại hàng vi phạm rất đa dạng, từ nội tạng động vật đông lạnh, khô bò, yến sào tinh chế đến các loại thực phẩm đóng gói như kẹo, đường cát…

Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM đã xử lý hàng loạt vụ việc nghiêm trọng như tạm giữ 50 tấn nội tạng động vật đông lạnh không rõ nguồn gốc tại TP. Thủ Đức, xử phạt gần 315 triệu đồng; phát hiện 7 tấn đường tinh luyện nhập lậu tại Củ Chi; 18.200 chai bia lậu tại Quận 12; hơn 1 tấn khô bò được rao bán trái phép trên mạng xã hội và bị xử phạt 100 triệu đồng, tiêu hủy toàn bộ.

Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM tiến hành kiểm tra hàng hóa tại chợ Bình Tây. Ảnh: Anh Hào

Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM tiến hành kiểm tra hàng hóa tại chợ Bình Tây. Ảnh: Anh Hào

Mới đây, tại chợ Bình Tây, cơ quan chức năng phát hiện một điểm kinh doanh yến sào tinh chế không rõ nguồn gốc với trị giá gần 60 triệu đồng. Một điểm khác ở Quận 8 bị phát hiện bày bán hàng trăm gói bột thực phẩm vi phạm, được quảng cáo và tiếp cận khách hàng thông qua website thương mại điện tử.

Trước thực trạng đáng báo động, Sở Công Thương TP.HCM cho biết, đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát. Trong đó, trọng tâm là kế hoạch hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025, tăng cường kiểm tra đột xuất tại các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất và kho chứa.

Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường đã mở các đợt cao điểm kiểm tra cả trên thị trường truyền thống lẫn môi trường số. Các website bán hàng không thông báo với cơ quan chức năng, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc đều nằm trong diện bị xử lý.

Đáng chú ý, TP.HCM hiện đang triển khai chương trình “Tick xanh trách nhiệm”, khuyến khích các nhà sản xuất, cung ứng và hệ thống phân phối gắn logo nhận diện minh bạch chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc qua mã QR và nhận diện sản phẩm an toàn trên thị trường.

Truy cứu hình sự cơ sở cố tình vi phạm an toàn thực phẩm

Theo Sở Công Thương TP.HCM, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý nghiêm tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Đặc biệt, đối với các trường hợp có dấu hiệu hình sự như cố tình gây ngộ độc thực phẩm hàng loạt hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, cơ quan chức năng sẽ chuyển hồ sơ sang công an để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

Nhằm nâng cao tính răn đe, Sở Công Thương kiến nghị áp dụng thêm nhiều biện pháp mạnh, trong đó có công khai danh tính tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện truyền thông đại chúng và cổng thông tin quản lý nhà nước.

Đồng thời, đề xuất tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm mang tính hệ thống, tái phạm nhiều lần hoặc trục lợi bất chính. Với những cơ sở không chấp hành khắc phục hoặc tiếp tục vi phạm, có thể bị đình chỉ hoạt động dài hạn hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

Xem thêm
Lao động, thực tập sinh nước ngoài về nước cơ hội việc làm luôn rộng mở

GIA LAI Rất nhiều việc làm hấp dẫn dành cho người lao động không chỉ ở thị trường trong nước mà còn đi nước ngoài làm việc một cách chính thống.

Văn phòng đại diện Agribank Tây Nam Bộ: Dấu ấn 10 năm thành lập

Cần Thơ Ngày 14/5, Văn phòng Agribank Tây Nam Bộ kỷ niệm 10 năm thành lập - hành trình khẳng định vị thế “cánh tay nối dài” của Agribank tại vùng kinh tế trọng điểm.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.