| Hotline: 0983.970.780

Tăng nhiều lần mức phạt tiền, phạt tù đối tượng bán thực phẩm ‘bẩn’

Thứ Tư 16/04/2025 , 14:13 (GMT+7)

Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền đến 3 tỷ đồng, phạt tù tới 20 năm với đối tượng phạm tội về an toàn thực phẩm.

Theo đó, hành vi dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm bị cấm sử dụng, ngoài danh mục được dùng trong thực phẩm hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam; hành vi sử dụng động vật chết, có nguồn dịch bệnh bị buộc tiêu hủy để chế biến, buôn bán thực phẩm; nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm có chất phụ gia, chất cấm... có thể bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 3 tỷ đồng, tùy theo số tiền thu lợi và tính chất nghiêm trọng của hành vi. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, tiền phạt với tội này chỉ từ 50-500 triệu đồng.

Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền đến 3 tỷ đồng, phạt tù tới 20 năm với đối tượng phạm tội về an toàn thực phẩm. Ảnh: Bảo Hà.

Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền đến 3 tỷ đồng, phạt tù tới 20 năm với đối tượng phạm tội về an toàn thực phẩm. Ảnh: Bảo Hà.

Ngoài tăng mức phạt tiền, dự thảo còn đề xuất nâng mức phạt tù tối thiểu với người phạm tội này từ một năm lên thành 3 năm. Khung hình phạt nhẹ nhất là từ 3-7 năm tù (quy định hiện hành từ 1-5 năm tù).

Theo dự thảo Luật mới, Bộ Công an đề xuất bỏ cụm "mà biết". Nghĩa là, người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt, dù biết hay không biết các hóa chất, phụ gia và nguồn động vật đó có hại.

Bên cạnh đó, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193) cũng bị đề xuất tăng gấp đôi mức phạt bổ sung, từ 20-100 triệu lên 40-200 triệu đồng. Pháp nhân thương mại có thể bị phạt tới 36 tỷ đồng (mức hiện tại là 18 tỷ đồng).

Đặc biệt, Dự thảo Luật còn đề xuất mức phạt tù 5-10 năm áp dụng với người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm ‘hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên’.

Ngoài ra, dự thảo Luật còn đề xuất bổ sung 1 Điều luật mới liên quan đến tội phạm môi trường, tội xả trái phép chất thải thông thường ra môi trường (Điều 235a Dự thảo). Tùy theo khối lượng chất thải bị xả trái phép, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 2 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.

Trong khi, pháp nhân thương mại có thể bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 6 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động 6 tháng đến 2 năm.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm: Đá 'quả bóng trách nhiệm'

HẢI DƯƠNG - Khi người dân bức xúc, phản ánh về ô nhiễm môi trường, chính quyền xã, thị trấn chỉ biết ra văn bản gửi huyện và huyện tiếp tục đề nghị đến ban, ngành cấp tỉnh....

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết vướng mắc tại các dự án lớn

Thủ tướng vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết vướng mắc các dự án lớn đang tồn đọng.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.