| Hotline: 0983.970.780

Cần thể chế, chính sách mới để phát triển thị trường lao động hiện đại

Thứ Sáu 11/12/2020 , 20:42 (GMT+7)

Một trong những giải pháp quan trọng là cần định hình hành lang pháp lý để phát triển các thể chế thị trường của thị trường lao động...

TS Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH).

TS Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH).

Đề án "Hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030" và "Nâng cao năng lực dự báo cung - cầu lao động" Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh của thị trường lao động Việt Nam giai đoạn sắp tới, để thực hiện chiến lược này, cần phải có những khuôn khổ về thể chế, chính sách mới.

Ngoài việc cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, còn góp phần định hình hành lang pháp lý để phát triển các thể chế thị trường của thị trường lao động. 10 năm qua, thị trường lao động Việt Nam không những phát triển rất mạnh trong nước, thể hiện ở chỗ có những vùng thị trường lao động biến động, phát triển kết nối mạnh mẽ với thị trường lao động quốc tế, như Đông Nam bộ hay đồng bằng sông Hồng.

Theo TS Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH): "Việt Nam có những thị trường lao động chuyên biệt, kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu rất mạnh, đặc biệt là nông nghiệp, thủy sản, như thị trường đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Đối với miền núi, phải có thị trường riêng để vừa bảo đảm phát triển hài hòa với trình độ phát triển của miền núi, nhưng cũng đúng với việc phát huy những ưu tiên của Đảng, Nhà nước đối với chính sách miền núi và chính sách dân tộc.

Chính vì vậy, đề án phải bảo đảm phủ sóng được những thị trường khác nhau, phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra, đề án phải bảo đảm có những chính sách thu hút các chuyên gia giỏi quốc tế và trong nước để hài hòa giữa lao động trong nước và quốc tế".

Xem thêm
Vinamilk trình bày về đột phá dinh dưỡng tại Diễn đàn Phát triển Châu Á 2025

Vinamilk là diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam được mời trình bày tại Hội nghị Phát triển Châu Á 2025 (Growth Asia Summit) tại Singapore từ ngày 15 đến 17/7/2025.

[Bài 5]: Gợi mở cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Bên cạnh chính sách, nền nông nghiệp của một số quốc gia đã cất cánh nhờ biết đặt doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân kiến tạo chuỗi giá trị.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Chuyển khoản bị treo 30 phút, ngân hàng phải báo cáo

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất