| Hotline: 0983.970.780

Không chủ quan trong phòng, chống bệnh dại

Cải thiện ý thức chăn thả và rọ mõm chó, mèo

Thứ Ba 07/11/2023 , 07:10 (GMT+7)

Tuy tỷ lệ tiêm phòng cao nhưng để xóa sổ được bệnh dại cho chó mèo ở Hà Nội, người dân cần cải thiện ý thức trong chăn thả, rọ mõm nơi công cộng.

Ở nhiều khu vực công cộng tại Hà Nội vẫn còn tình trạng chó, mèo không rọ mõm. Ảnh: Tùng Đinh.

Ở nhiều khu vực công cộng tại Hà Nội vẫn còn tình trạng chó, mèo không rọ mõm. Ảnh: Tùng Đinh.

Cải thiện ý thức về chăn thả

Mặc dù tỷ lệ tiêm phòng đạt rất cao, nhưng ông Nguyễn Đình Đảng, Chi Cục trưởng Chi Cục chăn nuôi và Thú y Hà Nội thừa nhận, vẫn còn một số vấn đề cần cải thiện để có thể xóa sổ bệnh dại tại Hà Nội. Ví dụ như việc thả rông chó mèo, công tác bắt giữ chó mèo thả rông hoặc không rọ mõm chó mèo khi chăn thả.

Thêm một vấn đề nữa của Hà Nội để có thể trở thành địa phương an toàn dịch bệnh với bệnh dại đó là ở các vùng ngoại thành, đặc biệt là các khu vực như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức... nơi có địa hình gò đồi, người dân nuôi chó mèo ở các vùng sâu, vùng xa gây khó khăn cho công tác kiểm soát, quản lý và tiêm phòng.

Việc xử lý vi phạm của người dân cũng cần chấn chỉnh thêm, nhất là các trường hợp không tiêm phòng. Theo quy định, những trường hợp này có thể bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng nhưng nhiều địa phương vẫn thực hiện chưa nghiêm.

Ngoài góc độ quản lý của cơ quan chuyên môn, những vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khi ý thức của người dân được nâng cao. Theo ông Đảng, để có được sự cải thiện đó, cần truyền thông mạnh mẽ hơn nữa về sự nguy hiểm của bệnh dại cũng như các lợi ích khi tuân thủ quy định khi chăn thả chó mèo.

Muốn xóa sổ bệnh dại cho chó, mèo ở Hà Nội, cần cải thiện được ý thức chăn thả của người dân. Ảnh: Tùng Đinh.

Muốn xóa sổ bệnh dại cho chó, mèo ở Hà Nội, cần cải thiện được ý thức chăn thả của người dân. Ảnh: Tùng Đinh.

Nói thêm về vấn đề này, Chi Cục trưởng Chi Cục chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho rằng, cần thực hiện một cách kiên trì, liên tục để tạo thành nếp suy nghĩ, thói quen và thay đổi ý thức, hiểu biết của người dân.

"Tiêm phòng dại rất rẻ nhưng nếu chủ quan thì khi bị chó mèo cắn thì rất tốn kém, chưa kể nhiều người chủ quan với vật nuôi của gia đình, không điều trị có thể nguy hiể đến tính mạng", ông Nguyễn Đình Đảng phân tích.

Theo ông, công tác phòng chống bệnh dại đã được thực hiện từ lâu, nhưng để có thể tiến tới xóa sổ loại bệnh này, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho Hà Nội còn nhiều việc cần phải làm, như đã nêu phía trên.

Mặc dù tỷ lệ tiêm phòng vacxin dại toàn thành phố so với kế hoạch giao đạt 96%, nhưng so với tổng đàn mới đạt 89,1 % (vẫn còn chó, mèo chưa được tiêm phòng).

Bên cạnh đó, công tác quản lý đàn chó mèo còn gặp nhiều khó khăn, chó nuôi thả rông, không đeo rọ mõm vẫn còn phổ biến ở các huyện, thị xã, ý thức của người dân trong việc chấp hành các biện pháp phòng chống bệnh dại cho đàn chó mèo còn hạn chế. Chính quyền chưa quyết liệt trong công tác quản lý đàn vật nuôi theo Luật Chăn nuôi.

Có thể đây là một quá trình còn lâu dài nhưng với những thuận lợi của thủ đô, Chi Cục trưởng Chi Cục chăn nuôi và Thú y Hà Nội tin tưởng mục tiêu xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với bệnh dại hoàn toàn có thể thực hiện được.

Ngày 24/6 vừa qua, tại gia đình ông Lý Văn Hữu, thôn Liễu Trì, xã Mê Linh, huyện Mê Linh có 1 con chó mắc bệnh dại (chưa tiêm phòng vacxin dại) cắn liên tiếp 6 người và cắn một số con chó khác của các gia đình lân cận.

Tổng số chó đã tiêu hủy là 24 con, tính từ ngày con vật cuối cùng bị tiêu hủy đến ngày 19/7/2023 là qua 21 ngày không phát sinh. Đây là trường hợp ghi nhận bệnh dại duy nhất tính đến thời điểm này tại Hà Nội trong năm 2023.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất