| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 12/09/2021 , 20:10 (GMT+7)

Các tôn giáo trên cả nước có nhiều sáng tạo trong bảo vệ môi trường

Chủ Nhật 12/09/2021 , 20:10 (GMT+7)

(TN&MT) - Cùng với số lượng đồng bào tôn giáo ngày càng tăng, sự tham gia của các tổ chức tôn giáo vào nhiều lĩnh vực đời sống xã hội là điều kiện thuận lợi để phát huy, động viên sự tham gia của các tín đồ tôn giáo tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Nhiều tôn giáo đã và đang tích cực tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, truyền thông gắn với những buổi giảng đạo và trong các ngày lễ tôn giáo.

Đã triển khai hơn 1.000 mô hình điểm của các tôn giáo về BVMT

Các đây 6 năm (năm 2015), tại hội nghị toàn quốc về “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, đại diện lãnh đạo của 14 tôn giáo tại Việt Nam đã cùng Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường ký kết Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường giai đoạn 2015-2020 (Chương trình) với 5 nội dung và 7 mục tiêu, giải pháp. Chương trình này đã tạo được sự chuyển biến tích cực, làm thay đổi căn bản trong nhận thức của các lãnh đạo và tổ chức tôn giáo.

Tăng, ni, phật tử tham gia dọn vệ sinh môi trường, làm sạch đường phố tại khu vực phường 8. TPHCM.

Từ đó cho đến nay, đã có hơn 1.000 mô hình điểm của các tôn giáo về bảo vệ môi trường được triển khai trên cả nước. Ở nhiều địa phương, các tổ chức tôn giáo đã xây dựng mô hình hiệu quả, cách làm hay, điển hình như: Tỉnh Cần Thơ có các mô hình “Xử lý rác thải, xây dựng lò đốt rác, trồng cây xanh, bình chữa cháy” của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt. Tỉnh Long An đã xây dựng 3 mô hình điểm tại các chùa Thiên Phước, Phước Bảo, Pháp Bảo với các hoạt động như lập tổ tự quản BVMT, tuyên truyền trên đài truyền thanh vào thứ 7 hàng tuần, trồng cây xanh, vận động hộ gia đình có vật dụng chứa rác thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường trước khi đưa đến nơi tập trung. Tỉnh Quảng Ngãi, các Giáo xứ Bình Hải, Phú Hòa xây dựng 2 nhà máy nước sạch khử trùng qua tia cực tím với công suất 2.000 lít/ngày đêm với tổng trị giá hơn 700 triệu đồng phục vụ nhu cầu nước sạch cho đồng bào công giáo và bà con. Tỉnh Đắk Nông, giáo xứ Quảng Đà (Krông Nô) đã vận động giáo dân thu gom rác thải tập trung đạt 91%. Các Giáo xứ Xuân Lộc và Thổ Hoàng (Đắk Mil) có 90% gia đình tham gia thu gom rác thải, dọn vệ sinh đường làng, trồng hoa ven đường tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp.

Cần tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của các tổ chức tôn giáo

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết chương trình phối hợp giai đoạn 2017-2020 về công tác bảo vệ môi trường (BVMT) giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đã khẳng định, các tôn giáo trên cả nước đã có nhiều sáng tạo trong BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thực hiện chương trình phối hợp, các tổ chức tôn giáo đã tích cực và chủ động có nhiều hình thức đa dạng, phong phú để tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ, người dân ở cộng đồng tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH. Qua đó, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi, thói quen sống, góp phần BMMT.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, mô hình về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu do các tổ chức tôn giáo trực thuộc chủ động xây dựng và triển khai còn ít; một số mô hình hoạt động chưa hiệu quả; chưa có nhiều hình thức, biện pháp phối hợp, hỗ trợ các tổ chức tôn giáo trong công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường,...

Nhiều buổi tọa đàm được tổ chức cũng để đại diện các tôn giáo gặp gỡ giao lưu chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc tham giao bảo vệ môi trường.

Do đó, để tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của các tổ chức tôn giáo tham gia BVMT, ứng phó với BÐKH, nhiều ý kiến cho rằng: Thời gian tới, MTTQ các cấp cần phối hợp các ngành chức năng và các tổ chức tôn giáo tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác BVMT, ứng phó với BÐKH đến mọi tầng lớp nhân dân. Các bộ, ngành liên quan hằng năm có kế hoạch bố trí kinh phí để hỗ trợ các tổ chức tôn giáo thực hiện kế hoạch BVMT và ứng phó với BÐKH; Khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng phát triển các mô hình thành phố bền vững về môi trường; làng sinh thái; phân loại rác thải tại nguồn theo phương thức giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.

Đặc biệt, Nhà nước cần sớm ban hành bộ tài liệu về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Đây là cơ sở để các tổ chức, cá nhân tôn giáo có kế hoạch triển khai việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ trong sinh hoạt tôn giáo phù hợp đối với mỗi tôn giáo. Mặt khác, cần xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm bảo vệ môi trường ở các địa bàn dân cư phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi tôn giáo để người có đạo và không có đạo có thể tham gia thực hiện.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm