| Hotline: 0983.970.780

Bình Dương lên kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt giai đoạn mới

Thứ Ba 22/04/2025 , 18:45 (GMT+7)

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2025 - 2030.

Ưu tiên thực hiện 12 dự án

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2025 - 2030 đã được UBND tỉnh Bình Dương cụ thể hóa thành 11 nhiệm vụ trọng tâm và 12 dự án ưu tiên với tổng kinh phí là hơn 19 nghìn tỷ đồng.

UBND tỉnh Bình Dương đã cụ thể hóa thành 11 nhiệm vụ trọng tâm và 12 dự án ưu tiên giai đoạn 2025 - 2030 với tổng kinh phí hơn 19 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Tường Tú.

UBND tỉnh Bình Dương đã cụ thể hóa thành 11 nhiệm vụ trọng tâm và 12 dự án ưu tiên giai đoạn 2025 - 2030 với tổng kinh phí hơn 19 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Tường Tú.

Theo kế hoạch, Bình Dương sẽ tập trung kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải, đồng thời, ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm và từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng nước mặt sông, suối nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đáp ứng được các yêu cầu của Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, tỉnh sẽ thực hiện cắt giảm tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải vào các sông, suối nội tỉnh không còn khả năng chịu tải, đảm bảo đến năm 2030 các sông, suối này có khả năng chịu tải trở lại; chất lượng nước mặt các sông, suối nội tỉnh đều đáp ứng Quy chuẩn quốc gia về nước mặt - QCVN 08:2023/BTNMT và đáp ứng được mục tiêu chất lượng nước theo Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Không phê duyệt dự án có nguy cơ gây ô nhiễm

Ngoài việc thực hiện nghiêm các phương án bảo vệ môi trường trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường, Bình Dương kiên quyết không phê duyệt các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với phân vùng môi trường.

Hiện tại, 100% các khu công nghiệp đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Dương. Ảnh: Tường Tú.

Hiện tại, 100% các khu công nghiệp đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Dương. Ảnh: Tường Tú.

Đồng thời, tỉnh kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; đảm bảo 100% các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở thuộc đối tượng lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải lắp đặt và truyền dữ liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Dương theo đúng quy định.

Để đảm bảo mục tiêu kiểm soát chất lượng môi trường nước mặt, Bình Dương cần thực hiện tốt công tác hậu kiểm sau khi đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, đảm bảo 100% các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đi vào hoạt động đều có hệ thống xử lý chất thải theo quy định; áp dụng cơ chế thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, xử lý nghiêm các cơ sở không lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo quy định.

Đồng bộ quan trắc, truyền, quản lý dữ liệu tự động

Cũng theo Kế hoạch, Bình Dương nâng cấp hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu quan trắc tự động hiện có, đồng bộ hóa với hạ tầng quan trắc của Bộ Nông nghiệp và Môi trường; tiếp tục thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ, tiến tới số hóa dữ liệu quan trắc và nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo, dự báo chất lượng các thành phần môi trường, trong đó có chất lượng môi trường nước mặt.

Tiếp tục số hóa và công khai thông tin về chất lượng môi trường nước mặt... thông qua Trung tâm Giám sát, Điều hành thông minh tỉnh Bình Dương. Ảnh: Tường Tú.

Tiếp tục số hóa và công khai thông tin về chất lượng môi trường nước mặt... thông qua Trung tâm Giám sát, Điều hành thông minh tỉnh Bình Dương. Ảnh: Tường Tú.

Đồng thời, tỉnh đầu tư lắp đặt mới 4 trạm quan trắc nước mặt tự động, liên tục, nâng tổng số trạm quan trắc nước mặt tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh lên 7 trạm, theo đúng Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia nhằm đáp ứng các yêu cầu quan trắc, quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường nước mặt.

Cùng với đó, tỉnh Bình Dương cũng sẽ tiếp tục số hóa và công khai thông tin về chất lượng môi trường nước mặt, chất lượng nước thải của các nguồn thải đến cộng đồng dân cư thông qua Trung tâm Giám sát, Điều hành thông minh tỉnh Bình Dương (IOC); huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát hoạt động xả thải của các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại bãi sông Kinh Môn

HẢI DƯƠNG- Mỏ cát san lấp, sét làm gạch ngói tại bãi sông Kinh Môn, thôn Trần Xá, xã Lạc Long, thị xã Kinh Môn được đấu giá trong năm 2025

Phân cấp triệt để cho địa phương

Cần sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên tinh thần phân cấp triệt để cho địa phương, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.