Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, đặt mục tiêu Hà Nội trở thành đô thị văn hiến, hiện đại, phát triển hài hòa. Trong đó, sông Hồng được xác định là trục xanh - trục cảnh quan - không gian di sản giữ vai trò kết nối Thủ đô với toàn đồng bằng sông Hồng.
Chảy xuyên suốt 120km qua lòng Hà Nội, sông Hồng được ví như “mạch nguồn” bồi đắp thịnh vượng. Lần quy hoạch này đặt trọng tâm phát triển hành lang xanh ven sông, hệ thống công viên, quảng trường, tuyến dạo bộ, đồng thời nâng cấp hạ tầng giao thông song hành, mở ra mạng lưới kết nối đa hướng.

Hà Nội đang đẩy mạnh triển khai loạt dự án hạ tầng chiến lược dọc hai bên sông Hồng. Ảnh: Minh Hoàng.
Hàng loạt công trình như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, các tuyến vành đai 3, vành đai 4 đang dần hình thành, tạo trục liên kết chiến lược phía Bắc - Tây Bắc, kéo gần khoảng cách giữa khu vực trung tâm với những đô thị mới. Riêng giai đoạn 2024-2027, Hà Nội dự kiến khởi công, hoàn thiện 6 cây cầu lớn: Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát, Trần Hưng Đạo, Tứ Liên, Vân Phúc.
Ngày 25/2/2025, HĐND TP Hà Nội cũng đã thông qua chủ trương đầu tư, điều chỉnh nhiều dự án hạ tầng trọng điểm, tạo động lực then chốt đưa sông Hồng trở thành trục huyết mạch cả về cảnh quan lẫn kinh tế.
Trục sông Hồng không chỉ là dòng nước bồi đắp phù sa, mà còn là hệ sinh thái - cảnh quan - văn hóa, mở ra cơ hội gia tăng giá trị lâu dài cho các dự án ven sông. Từ Tây Hồ Tây - Nhật Tân - Nội Bài, cực tăng trưởng sôi động đang hình thành, minh chứng qua trục Võ Chí Công, cầu Nhật Tân, những tuyến huyết mạch đã làm thay đổi diện mạo khu vực, rút ngắn quãng đường từ trung tâm ra sân bay Nội Bài. Tới đây, cầu Tứ Liên hoàn thiện sẽ biến nơi đây thành điểm nối chiến lược giữa nội đô, sân bay và các đô thị vệ tinh.
Nhờ quy hoạch bài bản, quỹ đất ven sông Hồng đang ngày càng khan hiếm và được kiểm soát chặt để gìn giữ hệ sinh thái. Điều này biến bất động sản ven sông trở thành tài sản khan hiếm, vừa mang giá trị an cư vừa là kênh tích sản bền vững.
Trong bối cảnh quy hoạch mới được định hình rõ ràng, bất động sản ven sông Hồng cũng được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Lý do là bởi hành lang ven sông không chỉ mang giá trị cảnh quan, sinh thái mà còn đóng vai trò là “trục kết nối mềm” gắn kết các vùng phát triển, từ nội đô lịch sử đến các khu đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái…
Đặc biệt, Hà Nội đang đẩy mạnh triển khai loạt dự án hạ tầng chiến lược dọc hai bên sông Hồng, hiện thực hóa tầm nhìn đưa dòng sông này trở thành trục xanh - trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô, đồng thời mở ra dư địa tăng trưởng dài hạn cho bất động sản khu vực ven sông.