Thứ Tư, 23/4/2025 10:33 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 21/03/2023 , 16:52 (GMT+7)

Bảo vệ môi trường trong quan niệm Phật giáo

Thứ Ba 21/03/2023 , 16:52 (GMT+7)

(TN&MT) - Trong thông điệp về bảo vệ môi trường, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh, Đức Phật đã dạy các đệ tử ý thức bảo vệ, giá trị của thiên nhiên, nếu ai tác động tiêu cực đến môi trường đồng nghĩa với việc hủy hoại nơi tu tập, thì toàn bộ quá trình chứng đắc sẽ không diễn tiến như mong đợi.

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ con người

Trong quan niệm của nhà Phật, Đức Phật là bậc Đạo sư đại giác ngộ đã đem đến cho nhân loại thông điệp về hòa bình, sự hòa hợp, an lạc tâm hồn giữa con người, vũ trụ xung quanh chúng ta, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Ngay từ khi ra đời cách đây hơn 26 thế kỷ, Đức Phật đã dạy các đệ tử về tầm quan trọng của môi trường và bảo vệ môi trường trong kinh A Hàm, phẩm Kinh Lâm có dạy: “Tỳ kheo nương vào một khu rừng để ở. Vị ấy nghĩ rằng: ta nương vào khu rừng này để ở, chưa có chính niệm sẽ được chính niệm; tâm chưa định sẽ được định; nếu chưa giải thoát sẽ được giải thoát, các lậu chưa diệt tận; chưa chứng đắc Niết bàn an ổn vô thượng thì sẽ chứng đắc Niết Bàn… Này các Tỳ kheo phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch”. Bởi vậy, bảo vệ thiên nhiên cũng là bảo vệ nơi tu hành của Đức Phật, là hiển hiện lòng thành kính tại tâm. 

Theo Học thuyết Duyên khởi, trong mối tương quan giữa các hiện tượng tự nhiên, nhân sinh và vũ trụ: Cái này có thì cái kia có; cái này sinh thì cái kia sinh; cái này diệt thì cái kia diệt. Các Pháp tùy thuộc vào nhau mà sinh khởi, hủy hoại thiên nhiên đồng nghĩa với hủy hoại môi trường sống của con người.

anh-1.jpg
Phật giáo cùng các tôn giáo cùng ký kết triển khai Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025

Liên hệ với vấn đề bảo vệ môi trường, có thể lấy ví dụ là từ cái “nhân” bảo vệ môi trường, con người nhận được “quả” là môi trường sống thư thái, trong lành, sức khỏe được cải thiện. Từ “nhân” phá hủy thiên nhiên, con người nhận được “quả” là môi trường ô nhiễm, căng thẳng, sức khỏe sa sút. Ý thức được điều này, con người sẽ cẩn trọng trong hành động của mình khi tác động đến thiên nhiên. Luật nhân quả sẽ chi phối đem lại kết quả tương ứng với hành động, tiêu cực hay tích cực.

Khởi điểm từ sâu trong cốt lõi, Phật Giáo đã tập trung vào ý nghĩa nhân đạo với môi trường bằng quan điểm mọi chúng sinh đều bình đẳng và mạng sống mang tính luân hồi. Ngay từ ngũ giới đầu tiên “Không sát sinh”, Phật giáo đã răn dạy: Các loài sinh vật đều mang cho mình sự sống. Dù là mạng sống của con người hay vật đều đáng giá, trân quý như nhau nên con người cần phải biết yêu thương, xót thương cho cả những sinh vật khác. Những việc như săn bắt, buôn bán các loài động vật làm mất cân bằng sinh thái, đi ngược lại với lời răn của đức Phật, và con người là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Đại dịch Covid-19 - bắt nguồn từ một chợ buôn bán động vật cũng chính là một minh chứng rõ ràng cho việc con người phải trả giá cho nghiệp “sát sinh”.

Bản thân Thuyết Duyên Khởi cũng quan niệm rằng đời sống con người và môi trường có quan hệ tương hỗ. Bảo vệ, gìn giữ môi trường luôn trong lành, sạch sẽ cũng chính là bảo vệ sức khỏe của con người, hướng suy nghĩ của con người đến những điều tốt đẹp hơn và cũng là bảo vệ Đức Phật. Từ đó, Thuyết Duyên Khởi răn dạy con người biết yêu thương, chia sẻ không chỉ với đồng loại, mà còn với thiên nhiên, cuộc sống xung quanh.

Lan tỏa những hành động đẹp

Những năm gần đây, khi Phật giáo cùng các tôn giáo khác tích cực hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước, công tác bảo vệ môi trường đã dần trở thành nếp sống thường ngày ở các ngôi chùa, thiền viện trên cả nước. Bên cạnh việc tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của Phật tử một cách thuần túy, các thiền viện Phật giáo đã chú trọng vào kiến tạo các không gian xanh và thanh tịnh tại nơi thờ tự.

Phật tử dễ dàng nhận thấy điều này khi tới dâng hương, vãn cảnh. Nhiều ngôi chùa tạo ấn tượng với vườn cây cối xanh tươi, hồ nước sạch và không khí trong lành, mát mẻ, trở thành khu văn hóa tâm linh, giúp gắn kết con người với môi trường tự nhiên, theo đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Trong các ngày lễ hội Phật giáo, nhiều thiền viện vận động tăng ni, Phật tử tham gia vào phong trào “trồng cây phúc đức” và “trồng cây trí đức”, cùng với đó là loại bỏ tục lệ “hái lộc, bẻ lộc” như trước đây.

anh-2.jpg
Nhiều ngôi chùa được đầu tư tôn tạo khuôn viên, cảnh quan xanh tạo không khí thiền tịnh, trang nghiêm, giúp nâng cao ý thức của người dân về vệ sinh môi trường

Nhiều thiền viện cũng kêu gọi xây dựng lối sống thân thiện với môi trường ngay trong cộng đồng dân cư như: “sạch và đẹp từ bàn thờ, trong nhà, ra ngoài sân, đến đường đi và cùng khắp đất nước”. Thực hiện tiết kiệm nguồn nước, trồng cây xanh, tham gia quét dọn vệ sinh tại nơi cư trú và các khu dân cư. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ môi trường đã được đưa vào bài giảng trong các khóa tu cho Phật tử với nhiều nội dung phong phú, đặc biệt là với đối tượng trẻ em nhằm hướng các em có ý thức bảo vệ môi trường từ sớm. Giáo hội các cấp đã biên tập những kiến thức về bảo vệ môi trường theo quan điểm Phật giáo, để từ đó có những ứng dụng, thực hành ngay trong cuộc sống thường ngày và khuyến khích mọi người cùng chung tay hành động vì môi trường.

Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đề nghị các chư tôn đức tăng, ni nêu cao tinh thần Bồ Tát đạo, tuyên truyền và hướng dẫn đồng bào phật tử loại bỏ hình thức mê tín dị đoan và đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Đồng thời, ký kết phối hợp với các cơ quan quản lý trong việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của tăng ni, Phật tử về hoạt động phóng sinh, giới thiệu danh mục những loại thủy hải sản hạn chế phóng thả nhằm bảo vệ môi sinh tại địa phương, giúp cân bằng sinh thái…

f1a12087-z3629718402811_deafb9f1a6ac315af68c248481df65ee-1920x1440.jpg
Hoạt động phóng sinh đúng cách giúp tái tạo nguồn lợi thủy sản

Vào cuối năm 2021, để tích cực hưởng ứng phong trào do Bộ TN&MT đề ra về “chống rác thải nhựa”, thông qua đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi người dân sử dụng túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần hoặc túi ni lông tự phân hủy thay vì sử dụng túi nilon; thay thế các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần như: ống hút, chai nước suối, bát, đĩa, cốc, thìa… bằng việc sử dụng cốc sứ, cốc hoặc bình thủy tinh khi tổ chức hội họp và tiếp khách. Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố không sử dụng chất liệu nhựa trong các lễ hội “Hoa đăng”, tránh gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường nước.

Trong thông điệp về bảo vệ môi trường, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi mỗi người bằng hành động thiết thực của mình, cam kết với chính mình hãy bảo vệ môi trường bền vững, và đó cũng là sự bảo vệ chính mình. Điều này cần thiết hơn lúc nào hết, với tâm nguyện và trách nhiệm tri ân của những người con được mẹ Trái đất yêu thương che chở.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất