| Hotline: 0983.970.780

3 vấn đề thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp

Thứ Tư 26/12/2018 , 10:13 (GMT+7)

Sáng 26/12/2018, tại TP Thanh Hóa (Thanh Hóa), Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị Đánh giá năng lực và thúc đẩy chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp phía Bắc.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã nêu 3 vấn đề cần quan tâm.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu 3 vấn đề tại Hội nghị

Theo báo cáo, từ năm 2013-2017, công nghiệp chế biến nông sản cả nước đã có bước phát triển mạnh trên cả quy mô và mức độ hiện đại, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt 5-7%; các mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng bình quân 8-10% trong 2 năm vừa qua; tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD, năm 2018 ước đạt 40 tỷ USD. Khu vực phía Bắc đóng góp đáng kể (15%) vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, doanh nghiệp chế biến ở Việt Nam đa phần nhỏ lẻ; 70-80% là chế biến thô, giá trị thấp; 83% trong khâu làm đất được cơ giới hóa; 50-60% cơ giới hóa khâu thu hoạch nhưng vẫn chưa đồng bộ.

Toàn cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu 3 vấn đề cần thảo luận để nâng cao năng lực và thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

“Chúng ta đặt ra và thảo luận 3 vấn đề sau. Thứ nhất, cơ giới hóa và chế biến cho giai đoạn tới có nên tập trung vào các mặt hàng chủ lực không? Điều quan trọng là phải giảm đến mức tối thiểu tổn thất sau thu hoạch. Thứ hai, làm thế nào để đảm bảo cân bằng giữa năng lực chế biến và vùng nguyên liệu. Thực tế hiện nay có nhiều ngành, năng lực chế biến vượt xa so với diện tích vùng nguyên liệu. Thứ 3, vấn đề công nhân nông nghiệp. Thực tế, người làm nông hiện nay có tỷ lệ người già tương đối cao. Muốn giữ được lực lượng lao động chính trong nông nghiệp thì phải làm thế nào để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp để người làm nông nghiệp có cuộc sống khá hơn, ổn định hơn” – Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu vấn đề.

Trước đó, các đại biểu tham gia hội nghị đã tham quan các gian trưng bày nông sản

 

Xem thêm
Hơn 80 nông sản Hoa Kỳ sẵn sàng chinh phục người tiêu dùng Việt

Từ 23/7 đến 6/8, người tiêu dùng Việt có thể trải nghiệm mua sắm kết hợp khám phá ẩm thực Mỹ độc đáo ở siêu thị MM Mega Market Thăng Long.

Bảo hiểm thất nghiệp: Lợi ích kép cho người lao động và doanh nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là ‘bệ đỡ’ an sinh cho người lao động lúc mất việc mà còn hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

Mở tài khoản doanh nghiệp online với VietinBank eFAST

Chỉ vài phút trên điện thoại, doanh nghiệp đã sẵn sàng giao dịch với tài khoản thanh toán online (eKYC) từ VietinBank eFAST! Không cần hồ sơ giấy, không cần đến quầy, VietinBank mang đến trải nghiệm ngân hàng số hiện đại dành cho doanh nghiệp.

[Bài 5]: Gợi mở cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Bên cạnh chính sách, nền nông nghiệp của một số quốc gia đã cất cánh nhờ biết đặt doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân kiến tạo chuỗi giá trị.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Chuyển khoản bị treo 30 phút, ngân hàng phải báo cáo

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Bình luận mới nhất