| Hotline: 0983.970.780

Văn phòng SPS Việt Nam cam kết hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu điều, cà phê

Thứ Tư 26/01/2022 , 10:36 (GMT+7)

Nhằm duy trì xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, Văn phòng SPS Việt Nam chuẩn bị kiến nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang từng bước thích nghi với Lệnh 248, 249 của Trung Quốc.

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang từng bước thích nghi với Lệnh 248, 249 của Trung Quốc.

Lệnh 248, Lệnh 249 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Sau hơn 20 ngày, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước vẫn chưa kịp thích ứng với những quy định mới của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, cơ quan đã nhận kiến nghị của một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hạt điều về việc doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/11/2021, đã có đơn hàng, đã làm các thủ tục mở tờ khai hải quan, đã đăng ký xuất tàu... nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt danh sách doanh nghiệp và cấp mã sản phẩm.

Theo thống kê của Văn phòng SPS Việt Nam, đến ngày 25/1/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt và cấp 1.485 mã sản phẩm nông sản thực phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện phía bạn đang tiếp tục rà soát, để cấp mã số cho các doanh nghiệp đã đăng ký trước ngày 1/11/2021.

Để đảm bảo không làm gián đoạn thương mại nông sản giữa hai nước, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đặc biệt là có minh chứng trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Văn phòng SPS Việt Nam gửi Thông báo số 10/SPS-BNNVN đến Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, Hiệp hội Điều Việt Nam. Trong đó, đề nghị Hiệp hội thông báo cho các doanh nghiệp thuộc trường hợp nêu trên gửi gấp thông tin bao gồm: tên doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh kèm minh chứng.

Văn bản đề nghị gửi về Văn phòng SPS Việt Nam trước ngày 28/1/2022 theo địa chỉ email: spsvietnam@mard.gov.vn để kịp thời tổng hợp, kiến nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc có giải pháp hỗ trợ.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

Vào tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu", và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu". Các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, bắt buộc tuân thủ những quy định mới.

Cơ quan chức năng của các Bộ: NN-PTNT, Công Thương, Y tế, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hiệp hội, cơ quan truyền thông... theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã hướng dẫn, thẩm định hồ sơ và hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc đáp ứng quy định Lệnh 248, 249. 

Nhờ những nỗ lực kịp thời, đồng bộ của các cơ quan, ban, ngành, số mã sản phẩm của Việt Nam được  Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp hiện thuộc tốp đầu các nước xuất khẩu vào nước này.

Xem thêm
Thị trường nông sản Việt đa kênh, đa hướng: [Bài 1] Thế trận toàn cầu

Năm 2024, nông, lâm, thủy sản lập kỷ lục xuất khẩu với 62,5 tỷ USD, tăng trưởng toàn diện ở nhiều thị trường, mở rộng cơ hội và khẳng định vị thế toàn cầu.

Lao động, thực tập sinh nước ngoài về nước cơ hội việc làm luôn rộng mở

GIA LAI Rất nhiều việc làm hấp dẫn dành cho người lao động không chỉ ở thị trường trong nước mà còn đi nước ngoài làm việc một cách chính thống.

Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 đón dòng dầu thương mại đầu tiên

Dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên, với lưu lượng 6.000 thùng/ngày, sớm 20 ngày so với kế hoạch.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.