| Hotline: 0983.970.780

Vân Đồn chuyển mình, sẵn sàng trở thành đặc khu kinh tế phía Bắc

Thứ Năm 22/05/2025 , 15:55 (GMT+7)

Vân Đồn - một vùng đảo từng lặng lẽ bên vịnh Bái Tử Long, nay đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành tâm điểm chiến lược mới của miền Bắc.

Vân Đồn – mảnh đất nơi Đông Bắc Tổ quốc không chỉ được nhắc đến như một điểm đến nghỉ dưỡng, mà đang được định hình trở thành đặc khu kinh tế ven biển đầu tiên của phía Bắc giai đoạn 2025–2030.

Hạ tầng kết nối – đòn bẩy bứt tốc của huyện đảo

Ngày 14/4/2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Theo đó, Vân Đồn được xác định là khu vực trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh để phát triển thành đặc khu kinh tế, với mục tiêu hình thành các cực tăng trưởng mới tại khu vực ven biển phía Bắc.

Đây không chỉ là một quyết định hành chính, mà là bước ngoặt chiến lược, đưa Vân Đồn thoát khỏi vai trò một địa phương du lịch đơn thuần, để hướng tới mô hình phát triển đột phá – nơi hội tụ các ngành kinh tế mở như du lịch cao cấp, dịch vụ tài chính, công nghệ sinh thái và logistics quốc tế.

Cơ sở nào để đặt kỳ vọng vào một “đặc khu kinh tế kiểu mới” tại miền Bắc? Đó là vị trí, hạ tầng và tầm nhìn. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vân Đồn kết nối trực tiếp với Hà Nội, Hải Phòng, Trung Quốc qua các tuyến cao tốc hiện đại. Đây cũng huyện đảo duy nhất tại Việt Nam hội tụ cả ba loại hình giao thông chiến lược: đường không (sân bay quốc tế Vân Đồn), đường biển (cảng Ao Tiên), và đường bộ (cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái). Hệ thống hạ tầng này đã tạo ra một “trục xuyên tâm” nối liền du lịch, đầu tư và giao thương quốc tế.

Vân Đồn là huyện đảo duy nhất tại Việt Nam hội tụ cả ba loại hình giao thông chiến lược: Đường không, đường biển và đường bộ. Ảnh: CEO Group.

Vân Đồn là huyện đảo duy nhất tại Việt Nam hội tụ cả ba loại hình giao thông chiến lược: Đường không, đường biển và đường bộ. Ảnh: CEO Group.

Chính nền tảng này đã thu hút làn sóng đầu tư mạnh mẽ. Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn, tính đến thời điểm gần đây, khu vực này đã thu hút 64 dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách, với tổng nguồn vốn đăng ký đạt 62.900 tỷ đồng. Các Tập đoàn lớn như Sun Group, CEO Group... đã chọn Vân Đồn làm điểm đầu tư chiến lược. Trong đó, các lĩnh vực được quan tâm hàng đầu là du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, đô thị biển đảo, khu công nghệ cao và dịch vụ thương mại tổng hợp. Vân Đồn – từ một vùng đất tiềm năng – đang thực sự trở thành một đại công trường phát triển.

Tăng trưởng không chỉ đến từ vốn, mà còn thể hiện qua kết quả thực tế. Quý I/2025, kinh tế huyện Vân Đồn ghi nhận mức tăng trưởng 29,4% – vượt 7,4% so với kịch bản đề ra, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng trưởng tích cực. Năm 2025, tổng vốn đầu tư công được phân bổ cho Vân Đồn lên tới 336 tỷ đồng, tập trung vào nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, tạo đà cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Mảnh ghép chiến lược trong bức tranh "đặc khu Vân Đồn" tương lai

Trong bức tranh phát triển đó, tổ hợp Sonasea Vân Đồn Harbor City do Tập đoàn CEO phát triển nổi lên như một điểm nhấn quan trọng. Với quy mô 385,8ha, dự án được quy hoạch trở thành tổ hợp nghỉ dưỡng – du lịch – giải trí đẳng cấp quốc tế, bao gồm khu khách sạn, căn hộ biển, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố thương mại ven biển, đáp ứng đa dạng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách.

Nổi bật trong quần thể này là khu căn hộ biển cao tầng mang tên Sonasea Sparkling – được phát triển như một sản phẩm đón đầu xu hướng sống hiện đại tại đô thị đặc khu. Với kiến trúc cao tầng khoáng đạt, view trực diện vịnh Bái Tử Long, kết nối liền mạch tới quảng trường trung tâm, phố thương mại và hệ tiện ích thể thao – giải trí, Sonasea Sparkling mang đến trải nghiệm sống phóng khoáng, năng động, vừa nghỉ dưỡng, vừa đầu tư vận hành linh hoạt.

Điểm đáng chú ý của Sonasea Sparkling không chỉ nằm ở vị trí hay thiết kế, mà ở khả năng gắn kết với nhịp phát triển chung của toàn khu vực. Khi Vân Đồn trở thành đặc khu, nhu cầu lưu trú dài hạn, cho thuê linh hoạt, không gian sống – làm việc – trải nghiệm gắn với thiên nhiên sẽ trở thành chuẩn mực. Những sản phẩm như Sonasea Sparkling không chỉ đáp ứng nhu cầu sở hữu không gian sống chất lượng tại những vùng ven biển đang phát triển, mà còn phù hợp với nhà đầu tư đang tìm kiếm một second-home vừa có thể tận hưởng cuộc sống mỗi ngày, vừa có tiềm năng khai thác hiệu quả.

Theo thống kê từ CEO Group, chỉ sau một năm đi vào hoạt động, khách sạn Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn – nằm trong tổ hợp Sonasea – đã đón gần 100.000 lượt khách. Riêng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2025, nơi đây ghi nhận hơn 11.000 lượt khách. Những con số ấn tượng này cho thấy nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp tại Vân Đồn đang tăng trưởng thực chất và ổn định. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho sức hấp dẫn thị trường và là cơ sở để nhà đầu tư yên tâm lựa chọn những sản phẩm bất động sản nằm trong hệ sinh thái đã vận hành hiệu quả – thay vì chỉ dựa vào kỳ vọng tương lai.

Khi Vân Đồn trở thành đặc khu, nhu cầu lưu trú dài hạn, cho thuê linh hoạt, không gian sống – làm việc – trải nghiệm gắn với thiên nhiên sẽ trở thành chuẩn mực. Ảnh: CEO Group.

Khi Vân Đồn trở thành đặc khu, nhu cầu lưu trú dài hạn, cho thuê linh hoạt, không gian sống – làm việc – trải nghiệm gắn với thiên nhiên sẽ trở thành chuẩn mực. Ảnh: CEO Group.

Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định: “Nếu Vân Đồn được vận hành theo mô hình đặc khu với đầy đủ ưu đãi, đây sẽ là một trong những thị trường đầu tư dài hạn hấp dẫn miền Bắc. Nhưng điều quan trọng là phải chọn đúng điểm rơi – những sản phẩm gắn liền với hạ tầng, có khả năng khai thác thực tế và nằm trong hệ sinh thái đã được chứng minh”.

Sonasea Sparkling ghi dấu ấn đúng vào thời điểm Vân Đồn đang chuyển mình mạnh mẽ. Khi câu chuyện đặc khu không còn chỉ là kỳ vọng mà đã bước vào lộ trình hiện thực hóa, khi nhu cầu sống – nghỉ dưỡng – đầu tư dài hạn đang hội tụ về những vùng đất có tiềm năng rõ ràng, thì một sản phẩm nằm giữa trung tâm phát triển như Vân Đồn có sức hấp dẫn đặc biệt. Không chỉ đơn thuần là không gian lưu trú, nơi đây còn mở ra trải nghiệm sống ven biển mới mẻ, kết nối với hệ sinh thái du lịch – giải trí đang vận hành, và tạo nên những giá trị tăng trưởng bền vững cho tương lai.

Xem thêm
Thêm 829 mã vùng trồng, 131 mã đóng gói sầu riêng được Trung Quốc chấp thuận

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.

Ngành thương mại, dịch vụ đứng đầu nhu cầu tuyển dụng tháng 4/2025

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội vừa công bố báo cáo về tình hình thị trường lao động tháng 4/2025, dự báo về nhu cầu tuyển dụng trong thời gian tới.

GrowMax được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc cho KHCN Việt Nam

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, GrowMax được vinh danh nhờ các sản phẩm thức ăn chức năng Specific TPD và quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.