Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói

Lâm Hưng - Thứ Năm, 19/09/2024 , 09:50 (GMT+7)

Zimbabwe có kế hoạch giết thịt 200 con voi để cung cấp lương thực cho các cộng đồng đang đối mặt với nạn đói sau đợt hạn hán tồi tệ nhất 40 năm qua.

Hạn hán do El Nino gây ra đã hủy hoại nhiều cánh đồng ở miền nam châu Phi, ảnh hưởng đến 68 triệu người dân và gây ra tình trạng thiếu lương thực trên toàn khu vực.

"Chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đang có kế hoạch giết thịt khoảng 200 con voi trên khắp đất nước. Chúng tôi đang nghiên cứu về cách thực hiện điều này", Tinashe Farawo, phát ngôn viên của Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Zimbabwe (Zimparks), nói với hãng tin Reuters.

Ông cho biết thịt voi sẽ được phân phát cho các cộng đồng ở Zimbabwe bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Việc giết thịt voi, lần đầu tiên ở nước này kể từ năm 1988, sẽ diễn ra tại các khu vực Hwange, Mbire, Tsholotsho và Chiredzi. Tháng trước, nước láng giềng Namibia đã giết thịt 83 con voi và phân phối thịt cho những người bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Ông Farawo cho biết việc giết thịt voi cũng nằm trong kế hoạch kiểm soát cá thể trong công viên quốc gia, nơi chỉ có thể duy trì 55.000 con voi. Zimbabwe hiện là nơi sinh sống của hơn 84.000 con voi.

"Đây là một nỗ lực nhằm giảm áp lực cho các công viên khi phải đối mặt với hạn hán. Con số trên chỉ là "muối bỏ biển" bởi vì chúng ta đang nói về việc giết thịt 200 con voi, trong khi chúng ta có đến 84.000 con", ông nói.

Trong bối cảnh tình trạng hạn hán nghiêm trọng, xung đột giữa người và động vật hoang dã có thể leo thang khi tài nguyên trở nên khan hiếm hơn. Năm ngoái, 50 người ở Zimbabwe đã thiệt mạng do bị voi tấn công.

Zimbabwe, vốn được ca ngợi vì những nỗ lực bảo tồn và phát triển quần thể voi, đã vận động hành lang Công ước của Liên hợp quốc về buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) để mở lại hoạt động buôn bán ngà voi và voi sống.

Sở hữu một trong những quần thể voi lớn nhất thế giới, Zimbabwe có kho dự trữ ngà voi trị giá khoảng 600 triệu USD mà nước này không thể bán được.

Lâm Hưng
Tin khác
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân

Từ những dự báo thời tiết chính xác, nông dân Israel đã biết gieo trồng theo nhịp điệu của thiên nhiên nhờ công nghệ, giúp cá nhân hóa lịch mùa vụ cho từng hộ.

[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc
[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc

Brazil đã biến dự báo khí tượng thành công cụ định hình lịch gieo trồng ngô và đậu tương, giúp hàng triệu nông dân tránh rủi ro và tăng năng suất.

[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi
[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi

Dự báo khí tượng kết hợp bảo hiểm thời tiết đang giúp nông dân Senegal và Kenya lên lịch gieo trồng chính xác hơn, vững tin trước rủi ro khí hậu thất thường.

[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan
[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan

Trước biến động khí hậu ngày càng cực đoan, nông dân Australia phải dựa vào dự báo mùa vụ để quyết định gieo trồng, một thói quen đã thay đổi cả tư duy sản xuất.

[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.

Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị

Indonesia đang nuôi tham vọng trở thành trung tâm sản xuất xe điện và pin toàn cầu, nhờ tài nguyên, chính sách thuận lợi và làn sóng startup sáng tạo.

Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản

Trường Excel Career College triển khai một chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm trang bị kiến thức về ứng dụng AI cho lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng
Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng

Một nữ tiếp viên hàng không ở Trung Quốc đã nghỉ việc và quay về quê nhà để làm nghề nuôi lợn, kiếm được 28.000 USD, tương đương 686 triệu đồng chỉ trong 2 tháng.

Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024
Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024

Xét theo toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm chăn nuôi và bán lẻ, Tây Ban Nha có ngành công nghiệp thịt đang tạo ra khoảng 700.000 việc làm...

Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học
Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học

Với quy hoạch cẩn thận, có thể mở rộng nuôi biển để cung cấp thực phẩm cho hàng tỷ người nhưng vẫn giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học biển.

Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?

Để đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch ABCC Itamar Rocha, ngành tôm Brazil cần đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, nâng cao năng lực chế biến…