Sầu riêng đón tin vui từ Hội đàm cấp Bộ trưởng: Động lực song hành trách nhiệm

Mai Phương - Thứ Sáu, 30/05/2025 , 11:26 (GMT+7)

Bên cạnh niềm vui, để ngành hàng sầu riêng thành công, từng mắt xích trong chuỗi giá trị phải thực hiện đúng cam kết với nhà nước, cộng đồng và bạn hàng quốc tế.

Niềm vui lớn

Ngày 28/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã Hội đàm trực tiếp với bà Tôn Mai Quân, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 27-29/5. Đây là lần đầu tiên Hội đàm trực tiếp cấp Bộ trưởng giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng GACC giải quyết thương mại nông sản Việt - Trung.

Bài liên quan

Tại Hội đàm, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đồng ý toàn bộ các đề xuất của Việt Nam, trong đó có việc tạo điều kiện thuận lợi cho sầu riêng xuất khẩu, đã mang đến niềm vui lớn cho cộng đồng doanh nghiệp và nông dân trồng sầu riêng.

Chia sẻ với Báo Nông nghiệp và Môi trường, ông Lê Anh Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk phấn khởi, thông tin về kết quả thành công hội đàm cấp Bộ trưởng giữa Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại nông sản đã lan tỏa cảm hứng, niềm vui đến từng nông dân, từng doanh nghiệp và toàn thể ngành hàng sầu riêng Việt Nam.

Thành công này trước hết là nhờ nỗ lực tuyệt vời, chủ động và bền bỉ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã không ngại gian khó, liên tục đàm phán, tháo gỡ vướng mắc để mở ra “luồng xanh” cho nông sản Việt trên đất bạn.

“Chúng tôi nhận thức rằng, mỗi thành quả hôm nay đều được đổi bằng hàng ngàn giờ lao động, bằng khát vọng vươn lên và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tạo nên bước đột phá trong đàm phán, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Người trồng sầu riêng Đắk Lắk hết sức vui mừng trước kết quả hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Ảnh: MP.

Ngành hàng sầu riêng vô cùng tự hào khi thấy sự quan tâm, đồng hành và hành động quyết liệt của Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ cũng như các địa phương đã giúp mở rộng thêm hàng trăm mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, gỡ nút thắt cho hàng trăm nghìn hộ dân và doanh nghiệp”, ông Lê Anh Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk bày tỏ.

Đối với Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk, niềm vui ấy càng lớn hơn bởi Đắk Lắk là thủ phủ của sầu riêng Việt Nam với diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước (gần 40.000ha), là nơi quy tụ hàng trăm hợp tác xã, doanh nghiệp và hàng chục ngàn hộ dân gắn bó với trái sầu riêng như một phần cuộc sống. Việc được công nhận, mở rộng mã số xuất khẩu và ưu tiên thông quan, không chỉ mở ra thị trường mà còn là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng của cộng đồng những người làm trong ngành hàng sầu riêng nơi đây.

Cũng theo ông Trung, không chỉ tỉnh Đắk Lắk, niềm vui này cũng lan tỏa đến từng người trồng, từng doanh nghiệp sầu riêng trên khắp cả nước. Đó là sự khích lệ lớn để bà con nông dân kiên trì giữ vững con đường làm nông nghiệp sạch, chuyên nghiệp và minh bạch. Doanh nghiệp có thêm động lực đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ mới, nâng tầm vị thế trái cây Việt Nam.

Chung tay hành động

Theo ông Lê Anh Trung, chúng ta vui mừng với những kết quả đạt được, nhưng trách nhiệm ở đây cũng rất lớn, đang đặt lên vai mỗi người dân trồng sầu riêng, doanh nghiệp, tổ chức ngành hàng. Bởi nếu không tuân thủ nghiêm túc các quy định của nước nhập khẩu, toàn bộ ngành hàng có thể sụp đổ.

Các doanh nghiệp sầu riêng cần đầu tư kiểm soát chất lượng và lấy chữ tín làm đầu. Ảnh: MP.

Các quy định về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, dư lượng hóa chất, quy trình bảo quản… đều đã được phía bạn đặt ra rất rõ ràng và minh bạch. Nếu chỉ một cá nhân, một doanh nghiệp vi phạm, không chỉ mình chịu thiệt mà còn kéo theo uy tín, thương hiệu của cả ngành sầu riêng Việt Nam bị ảnh hưởng, thậm chí có nguy cơ bị ngừng nhập khẩu trên diện rộng, một “cú sốc” mà chúng ta từng chứng kiến với các mặt hàng nông sản khác.

Chỉ cần một lô hàng bị phát hiện dư lượng hoá chất vượt ngưỡng, hay gian lận truy xuất nguồn gốc, toàn bộ mã số vùng trồng liên quan có thể bị thu hồi, cả hệ thống sản xuất sẽ rơi vào bế tắc. Khi ấy, mọi nỗ lực của Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các bộ ngành liên qua, mọi thành quả của nông dân và doanh nghiệp sẽ bị phủ nhận, dẫn đến nguy cơ mất thị trường, hàng trăm nghìn hộ dân lao đao, nhiều doanh nghiệp phá sản.

“Bởi vậy, bên cạnh sự tự hào, niềm vui lớn, theo tôi, chúng ta phải siết chặt hơn nữa trách nhiệm cá nhân và tập thể. Theo đó, người trồng phải tuyệt đối trung thực, tuân thủ kỹ thuật canh tác, không sử dụng hóa chất cấm, không lách luật, không tiếp tay cho gian lận mã số vùng trồng. Còn doanh nghiệp cần đầu tư kiểm soát chất lượng, không vì lợi ích ngắn hạn mà mua gom, hợp thức hoá sản phẩm không đạt chuẩn, phải lấy chữ tín làm đầu”, ông Lê Anh Trung nói.

Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk cam kết đồng hành cùng ngành hàng, cam kết giữ vững niềm tin và uy tín cho nông sản Việt Nam. Ảnh: MP.

Đối với Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk, thời gian tới sẽ tiếp tục đóng vai trò kết nối, lan toả tinh thần trách nhiệm, tổ chức giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, truyền thông minh bạch, bảo vệ lợi ích chung. Đồng thời, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục đồng hành, chủ động cập nhật thông tin, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm để làm gương.

Hôm nay, niềm vui là thật, nhưng để ngành hàng sầu riêng thành công, chỉ thực sự bền vững khi từng mắt xích trong chuỗi giá trị ngành hàng đều phải thực hiện đúng cam kết với cộng đồng, với nhà nước và bạn hàng quốc tế. Chúng ta tự hào, nhưng tuyệt đối không chủ quan.

Ông Lê Anh Trung, Phó Chủ tịch hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nhấn mạnh: "Chỉ có trách nhiệm, sự đồng lòng và chuyên nghiệp, ngành sầu riêng Việt Nam mới đủ sức giữ vững, phát triển, tạo vị thế trên trường quốc tế. Thay mặt Hiệp hội, tôi cảm ơn những nỗ lực không mệt mỏi của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, của bà con và doanh nghiệp. Niềm vui hôm nay là động lực, trách nhiệm ngày mai, đây là sứ mệnh của mỗi chúng ta. Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk cam kết đồng hành cùng ngành hàng, cam kết giữ vững niềm tin và uy tín cho nông sản Việt Nam".

3 đề xuất tạo thuận lợi xuất khẩu sầu riêng

Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu sầu riêng trong năm 2025 và những năm tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất với bà Tôn Mai Quân, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), một số nội dung hợp tác cụ thể:

Thứ nhất, đề nghị GACC xem xét sớm điều chỉnh biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sầu riêng Việt Nam theo hướng tạo thuận lợi hơn.

Thứ hai, tạo điều kiện thông quan nhanh đối với mặt hàng sầu riêng, đặc biệt là trong thời gian cao điểm vào chính vụ thu hoạch.

Thứ ba, đề nghị GACC tiếp tục xem xét, phê duyệt bổ sung các phòng thử nghiệm đủ năng lực phân tích chỉ tiêu Cadimi và Vàng O nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu.

Mai Phương
Tin khác
TS Trần Văn Đạt: Xây dựng nông nghiệp thông minh
TS Trần Văn Đạt: Xây dựng nông nghiệp thông minh

Các nước phát triển đã thực hiện những tiến bộ rất lớn trong ngành nông nghiệp. Họ trải qua nhiều thập niên để công nghiệp hóa đất nước, cơ giới hóa nông nghiệp, áp dụng mô hình nông nghiệp chính xác, và tiên tiến trong nông nghiệp số hay nông nghiệp thông minh; trong khi Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác bị bỏ lại phía sau khá xa.

Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Học không cho mình, mà học để phụng sự người dân
Học không cho mình, mà học để phụng sự người dân

Nhiều người nghĩ: Khi đã đeo hàm, đeo bảng tên, ngồi vào ghế lãnh đạo rồi thì không cần học nữa... Nhưng nếu học để phục vụ người dân, thì không được phép không học.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Quả sấu tròn
Quả sấu tròn

Quả sấu tròn đã lăn từ lịch sử và rừng già đến mọc giữa phố xá, tặng con người một bát canh chua như lời nhắc nhở đừng quá rời xa cội nguồn.

Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'
Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'

Hào khí Việt những năm đầu thế kỷ 20 được tái hiện rất rõ nét qua cuốn sách tư liệu công phu 'Ba người vượt ngục Guyena' của tác giả Đỗ Thái Bình.

Bớt lan man chúng ta có thể kiếm thêm nhiều tỷ đô không hề khó
Bớt lan man chúng ta có thể kiếm thêm nhiều tỷ đô không hề khó

Báo Nông nghiệp và Môi trường đã có một cuộc trò chuyện với ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) với chủ đề kinh tế tư nhân trên mặt trận nông nghiệp và môi trường.

Đưa ngành chuối Việt Nam vượt mốc tỷ USD - tham vọng và đột phá
Đưa ngành chuối Việt Nam vượt mốc tỷ USD - tham vọng và đột phá

Bài phân tích của ông Phạm Quốc Liêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Công ty Unifarm về hiện trạng và giải pháp để đưa ngành chuối sớm đạt mục tiêu xuất khẩu tỷ USD và tham gia vào nhóm dẫn dắt ngành hàng toàn cầu. Một khi chuối thành công thì các ngành hàng khác cũng có thể thành công tương tự.

Lãnh đạo PAN Group chia sẻ hành trình xây dựng hệ sinh thái tại diễn đàn toàn cầu
Lãnh đạo PAN Group chia sẻ hành trình xây dựng hệ sinh thái tại diễn đàn toàn cầu

Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN Nguyễn Thị Trà My chia sẻ khát vọng xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp trong diễn đàn của Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2025.