Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm

Lâm Hưng - Thứ Hai, 09/09/2024 , 16:43 (GMT+7)

Sau một mùa hè nắng nóng kỷ lục, Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.

Việc chính phủ Nhật Bản giảm diện tích đất nông nghiệp đang khiến nước này có nguy cơ mất an ninh lương thực. Ảnh: Bloomberg.

Các siêu thị ở Nhật Bản đã giới hạn mỗi khách hàng chỉ được mua một túi gạo một lúc trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt. Nguyên nhân được cho là do lượng khách du lịch lớn yêu thích món sushi, thời tiết khắc nghiệt và chính sách nông nghiệp sai lầm trong nhiều thập kỷ. Nhiều người mua gạo trực tuyến đã bị hủy đơn hàng hoặc phải "bốc thăm" để được mua gạo.

Lượng gạo tồn của khu vực tư nhân trong tháng 6 ở mức thấp nhất kể từ năm 1999, trong khi giá một bao gạo tiêu chuẩn 5kg hiện có giá khoảng 3.000 yên Nhật (516.000 đồng), tăng 60% so với năm trước.

"Những người có tâm lý hoảng sợ đang mua nhiều gạo hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tôi biết tại sao họ lại làm vậy. Mặc dù không ăn gạo mỗi ngày, người Nhật vẫn muốn tích trữ gạo trong nhà", bà Minami Ota, một người mua hàng ở phường Bunkyo của Tokyo, cho biết. Bà Ota đã đi 4 cửa hàng trước khi mua được một túi gạo chất lượng thấp hơn so với loại bà thường mua

Giới chức Nhật Bản cho biết họ đang đánh giá lại khả năng trụ vững của hệ thống lương thực ở Nhật Bản, vốn chỉ đáp ứng 38% tổng nhu cầu lương thực trong nước. Nhật Bản có thể sản xuất đủ gạo và chính phủ nước này kiểm soát cẩn thận việc nhập khẩu trong khi tìm cách hạn chế sản xuất để giữ giá gạo ở mức cao.

Tuy nhiên, ông Kazuhito Yamashita, một cựu quan chức cấp cao thuộc Bộ Nông nghiệp Nhật Bản và hiện là một chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu toàn cầu Canon, cho rằng Nhật Bản đã lơ là với việc nước này ngày càng dễ bị tổn thương với các cú sốc liên quan tới lương thực.

"Chính sách cố tình giảm sản lượng của Nhật Bản nhằm hỗ trợ giá gạo đã tự đẩy nước này vào vị thế mà chỉ cần những thay đổi tương đối nhỏ về nguồn cung hay nhu cầu gạo cũng có thể gây ra những tác động tương đối nghiêm trọng. Chúng ta đã tự đẩy mình vào tình trạng này", ông Yamashita cho biết.

Theo ông Yamashita, Nhật Bản đáng lẽ ra đã có thể trở thành một siêu cường xuất khẩu gạo, với sản lượng gấp đôi, trữ lượng lớn và đóng vai trò lớn trong việc giảm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu.

Số lượng du khách nước ngoài ngày càng tăng của Nhật Bản là một yếu tố thúc đẩy lượng tiêu thụ gạo của nước này tăng cao, đạt 6,9 triệu tấn vào năm 2023. Nhật Bản đón lượng du khách kỷ lục trong 7 tháng đầu năm 2024, với 21 triệu du khách và tổng lượng tiêu thụ lương thực và đồ uống trong quý 2/2024 tăng khoảng 75% so với cùng kỳ năm 2019. Giới chuyên gia cho biết lượng gạo du khách tiêu thụ có thể tăng thêm 100.000 tấn gạo mỗi năm.

Mặc dù sản lượng gạo của Nhật Bản trong năm 2023 đạt gần mức trung bình, song thời tiết mưa lớn và nắng nóng gay gắt đã khiến cho một lượng lớn gạo sản xuất ra không đảm bảo chất lượng để bán trên thị trường. Ông Yamashita cho rằng ảnh hưởng của thời tiết cực đoan khiến khoảng 200.000 tấn gạo không thể được cung cấp ra thị trường.

Một thông báo hết gạo tại một siêu thị ở Osaka, Nhật Bản, hôm 27/8. Ảnh: VCG.

Trong khi đó, tổng diện tích đất dành cho trồng lúa ngày càng giảm. Chính phủ Nhật Bản dưới nhiều thời các Thủ tướng khác nhau, do có sự phụ thuộc lớn vào lực lượng cử tri ở các vùng nông thôn, đã liên tục trợ cấp cho nông dân để họ bỏ hoang những cánh đồng trồng lúa.

Chính phủ Nhật Bản lý giải việc đưa ra chính sách này là do dân số nước này suy giảm và khẩu vị thay đổi. Dù gạo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền ẩm thực Nhật Bản, nhu cầu gạo của nước này đã giảm trong nhiều thập kỷ. Từ năm 2014 đến nay, số tiền mà các hộ gia đình ở Nhật chi để mua bánh mì đã lớn hơn tiền mua gạo, theo số liệu từ cơ quan thống kê Nhật Bản.

Tổng lượng tiêu thụ gạo của Nhật Bản đã giảm khoảng 100.000 tấn/năm, xấp xỉ bằng lượng gạo mà chính phủ Nhật Bản áp dụng chính sách giảm sản lượng.

Trong khi đó, nông dân Nhật Bản, có độ tuổi trung bình gần 69, đang ngày một giảm. Các cánh đồng lúa đang ngày càng thu hẹp, với tốc độ giảm mà công ty nghiên cứu Teikoku Databank cho là sẽ đạt kỷ lục trong năm nay, trong bối cảnh chi phí phân bón và năng lượng tăng cao.

"Nếu tình trạng này kéo dài, có khả năng Nhật Bản sẽ không đảm bảo được nguồn cung gạo ổn định trong tương lai", nhà phân tích Daisuke Iijima của Teikoku cảnh báo.

Các siêu thị ở Nhật Bản có thể sẽ có gạo trở lại khi vụ lúa hè được thu hoạch và được đưa ra thị trường trong những tuần tới. Tuy nhiên, giới chuyên gia nói rằng điều đó sẽ đồng nghĩa với lượng gạo tồn trữ bị rút sớm và có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong mùa hè năm sau.

"Vào tháng 5/2024, khi vụ lúa đang được thu hoạch được gieo trồng, chính phủ không nghĩ rằng sẽ có tình trạng thiếu gạo, vì vậy họ cũng đã khuyến khích giảm sản lượng trong năm nay", ông Yamashita nói.

Lâm Hưng
Tin khác
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.

Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị

Indonesia đang nuôi tham vọng trở thành trung tâm sản xuất xe điện và pin toàn cầu, nhờ tài nguyên, chính sách thuận lợi và làn sóng startup sáng tạo.

Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản

Trường Excel Career College triển khai một chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm trang bị kiến thức về ứng dụng AI cho lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng
Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng

Một nữ tiếp viên hàng không ở Trung Quốc đã nghỉ việc và quay về quê nhà để làm nghề nuôi lợn, kiếm được 28.000 USD, tương đương 686 triệu đồng chỉ trong 2 tháng.

Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024
Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024

Xét theo toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm chăn nuôi và bán lẻ, Tây Ban Nha có ngành công nghiệp thịt đang tạo ra khoảng 700.000 việc làm...

Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học
Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học

Với quy hoạch cẩn thận, có thể mở rộng nuôi biển để cung cấp thực phẩm cho hàng tỷ người nhưng vẫn giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học biển.

Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?

Để đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch ABCC Itamar Rocha, ngành tôm Brazil cần đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, nâng cao năng lực chế biến…

Trung Quốc thử nghiệm thành công nhiều giống trái cây mới
Trung Quốc thử nghiệm thành công nhiều giống trái cây mới

Thông qua việc bảo tồn nguồn giống dứa trên thế giới, Viện Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc đã nghiên cứu chọn giống, lai tạo thành công hai giống dứa đỏ.

Tạo ra sản phẩm chăm sóc da từ sầu riêng non
Tạo ra sản phẩm chăm sóc da từ sầu riêng non

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đã thành công khi biến sầu riêng thành một thành phần đột phá cho các sản phẩm chăm sóc da cao cấp, dựa trên công nghệ xanh và các phương pháp bền vững.

Trung Quốc tăng năng suất ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn
Trung Quốc tăng năng suất ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, tăng năng suất cây ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn khu vực cấp xã, huyện, thành phố là nhiệm vụ chính năm 2025.

Nông dân Mỹ biến len thải thành phân ủ, giữ nước cho đất qua mùa hạn
Nông dân Mỹ biến len thải thành phân ủ, giữ nước cho đất qua mùa hạn

Ông Albert Wilde tiên phong sử dụng phụ phẩm len cừu để bổ sung dinh dưỡng hữu cơ, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng thay cho phân bón hóa học.