Giá trị của chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản địa phương ở Serbia

Hoa Lay Ơn - Thứ Hai, 15/07/2024 , 14:45 (GMT+7)

Mỗi năm, vùng Arilje của Serbia cung cấp 25.000 tấn hoa quả, chủ yếu xuất khẩu sang Tây Âu, với 9.000 loại nông sản đạt chứng nhận chỉ dẫn địa lý quốc gia.

Quả mâm xôi Ariljska malina đạt được chứng nhận chỉ dẫn địa lý quốc gia và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho nông nghiệp Serbia. Ảnh: FAO.

Ẩm thực truyền thống là hơi thở cuộc sống ở Serbia

Những trái mâm xôi (hay còn gọi là phúc bồn tử) căng mọng với màu đỏ, vàng, đen hấp dẫn, từ lâu đã trở thành loại trái cây quý giá tại Serbia. Quả mâm xôi ở quốc gia này được ví như “cao lương mỹ vị” trong các bữa ăn. Chúng có thể được trộn cùng salad gà, tôm, táo hoặc làm nguyên liệu trong những chiếc bánh kem, sô cô la.

Những nông dân trồng mâm xôi ở Arilje đã truyền lại cho các thế hệ sau phương pháp trồng và thu hoạch riêng biệt để có được trái mâm xôi chất lượng nhất, giữ được vị thơm ngon đặc trưng mà không nơi nào sánh được.

Phương pháp trồng bao gồm kỹ thuật sử dụng lưới mắt cáo để hỗ trợ công tác bảo vệ thực vật, giúp việc tỉa cành dễ dàng hơn. Lưới mắt cáo cũng cho phép lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào từng quả nhiều hơn. 

Trái mâm xôi được trồng nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Serbia sau Chiến tranh thế giới thứ II và sớm trở thành một loại đặc sản bản địa. Theo thời gian, nơi đây đã trở thành thủ phủ của quả mâm xôi, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của Serbia.

Không chỉ có mâm xôi Ariljska malina, quả sơ-ri Oblacinka trồng ở phía Nam Serbia cũng đã đạt được chứng nhận chỉ dẫn địa lý quốc gia, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho nông nghiệp Serbia. Từ những khu vườn nhỏ cho tới các trang trại quy mô lớn, người dân trồng sơ-ri ở đây đã truyền lại cho con cháu bí quyết tạo ra hương vị thơm ngon đặc trưng của trái sơ-ri vùng Nam Serbia. 

Thương hiệu quả sơ-ri Oblacinka đã trở thành niềm tự hào của người nông dân Serbia. Ảnh: FAO.

Giá trị của chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản địa phương

Vùng trồng mâm xôi ở phía Tây Nam và vùng trồng sơ-ri ở Nam Serbia đã được cấp chỉ dẫn địa lý từ thập kỷ trước. Cả hai vùng này đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD). 

Các tổ chức này đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Quản lý nguồn nước của Serbia để phát triển sản xuất và bền vững cho hai loại trái cây đạt chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Dự án nhận được nguồn tài chính từ châu Âu và Chính phủ Italy thông qua Tổ chức Sáng kiến Trung Âu, tài trợ cho các tổ chức sản xuất và nghiên cứu, giúp chia sẻ các quy định hợp pháp về chỉ dẫn địa lý.

FAO và EBRD đã phân tích 9 yếu tố sản xuất và nhận thấy rằng nguồn gốc có thể thúc đẩy giá trị của nông sản tăng cao hơn nhiều lần so với những sản phẩm chưa đạt chứng nhận. Điều này cho thấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý không chỉ bảo vệ giá trị của đặc sản địa phương mà còn góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân.

Để đạt được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nông dân phải trải qua một quá trình dài và nhiều thách thức. Tuy nhiên, thành quả này mang lại những lợi ích lớn lao, góp phần xây dựng các chiến dịch dài hơi trong việc bảo vệ thương hiệu của các loại trái cây đặc sản. 

Hiệp hội sơ-ri ở Serbia đóng vai trò quan trọng nhằm hỗ trợ các trang trại trồng sơ-ri xây dựng thương hiệu uy tín. Hiệp hội cũng khuyến khích họ triển khai các chiến lược quảng bá nhãn hiệu, marketing và tạo chuỗi liên kết cung ứng giữa người bán và người mua. Hiệp hội sơ-ri còn khuyến khích các nhà trồng sơ-ri Oblacinka và các công ty cung cấp sáng tạo trong sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm như sơ-ri sấy khô, sơ-ri hữu cơ đạt chứng nhận chỉ dẫn địa lý

Thành công của chỉ dẫn địa lý cho mâm xôi và sơ-ri đã mang lại làn gió mới cho ngành nông nghiệp nông thôn, tạo thêm việc làm cho nông dân. Ảnh: FAO.

Tương tự, các thành viên của Hiệp hội Người trồng mâm xôi Ariljska malina cũng liên kết để bảo vệ, thúc đẩy đa dạng hóa các sản phẩm từ quả mâm xôi, giúp các trang trại địa phương tiếp cận khách hàng trong và ngoài nước.

Chính phủ Serbia khẳng định, thành công của chỉ dẫn địa lý cho mâm xôi và sơ-ri đã mang lại làn gió mới cho ngành nông nghiệp nông thôn, tạo thêm việc làm, đặc biệt cho giới trẻ, và đem lại sự hứng khởi cho người nông dân trong việc thực hành nông nghiệp sạch và nông nghiệp sinh thái. 

Thương hiệu quả mâm xôi Ariljska malina và sơ-ri Oblacinka không chỉ nổi tiếng với chất lượng thơm ngon riêng biệt, mà còn trở thành niềm tự hào của người nông dân Serbia. Họ luôn nhắc nhở con cháu và thế hệ tương lai giữ gìn bí quyết canh tác truyền thống, đồng thời không ngừng đổi mới để khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Hoa Lay Ơn (Theo FAO)
Tin khác
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT

Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.

Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc
Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc

Tại vùng ven Bắc Kinh có một trung tâm nông nghiệp rộng hơn 150 ha chuyên nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chính xác trong nông nghiệp.

Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản
Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản

Bốn sản phẩm đầu tiên được đưa vào danh sách các sản phẩm đã chỉnh sửa gen (GEd) không phải tuân theo các quy định về thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và đa dạng sinh học biến đổi gen (GMO) của Nhật Bản, bao gồm ngô nếp, cà chua GABA cao, cá tráp và cá nóc.

Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa
Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa

Giống lúa chịu hạn thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên nước, giảm mạnh khí thải nhà kính, thúc đẩy sản xuất lúa chuyển sang phương thức xanh và bền vững.

Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Công nghệ chụp CT giúp xác định độ chín, phát hiện sầu riêng non hoặc bị sâu đục quả với độ chính xác đạt 95%, năng suất 1.200 quả/giờ.

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Hai giống lúa mới hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi hecta lên đến 30% và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15 - 20 ngày so với các giống hiện có.

[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân

Từ những dự báo thời tiết chính xác, nông dân Israel đã biết gieo trồng theo nhịp điệu của thiên nhiên nhờ công nghệ, giúp cá nhân hóa lịch mùa vụ cho từng hộ.

[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc
[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc

Brazil đã biến dự báo khí tượng thành công cụ định hình lịch gieo trồng ngô và đậu tương, giúp hàng triệu nông dân tránh rủi ro và tăng năng suất.

[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi
[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi

Dự báo khí tượng kết hợp bảo hiểm thời tiết đang giúp nông dân Senegal và Kenya lên lịch gieo trồng chính xác hơn, vững tin trước rủi ro khí hậu thất thường.

[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan
[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan

Trước biến động khí hậu ngày càng cực đoan, nông dân Australia phải dựa vào dự báo mùa vụ để quyết định gieo trồng, một thói quen đã thay đổi cả tư duy sản xuất.

[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân