Du lịch nông thôn Albania thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm

Hoa Lay Ơn - Thứ Hai, 15/07/2024 , 12:08 (GMT+7)

Là quốc gia có diện tích khiêm tốn ở châu Âu, Albania đã lấy du lịch nông thôn làm trọng tâm cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

Cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục của Vườn Quốc gia Vjosa đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những người đam mê khám phá và yêu thích mạo hiểm. Người dân Albania đã bảo tồn dòng sông Vjosa, biến nơi đây thành khu vực kinh doanh du lịch nông nghiệp, khai phá tiềm năng bản địa của khu vực này.

Là quốc gia có diện tích khiêm tốn ở châu Âu, Albania đã lấy du lịch canh nông làm trọng tâm cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

Mỗi năm, lượng khách du lịch đến Albania tăng đáng kể, từ 4 triệu lượt vào năm 2016 lên tới 8,4 triệu lượt khách vào tháng 10/2023. Sự bùng nổ của các chuyến du lịch đến tham quan vùng đất này đòi hỏi người dân phải nâng cao chất lượng thực phẩm và các dịch vụ liên quan khác.

Chương trình SFS-MED hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, trường đào tạo nấu ăn và các cá nhân trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp hình thành một khối liên kết bền vững. Ảnh: FAO.

Chương trình Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững khu vực Địa Trung Hải (SFS-MED)

Năm 2022, với sự hỗ trợ của Chính phủ Albania và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), dự án Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững khu vực Địa Trung Hải (SFS-MED) đã được triển khai với nguồn quỹ tài trợ từ Chính phủ Italy. 

Dự án nhằm tăng cường tập huấn và đối thoại để bổ sung những thiếu hụt về chuyên môn cho người bản địa, hỗ trợ họ nâng cao trình độ làm du lịch nông nghiệp.

Với những nỗ lực này, Albania không chỉ tăng cường thu hút khách du lịch mà còn đảm bảo phát triển bền vững cho các cộng đồng nông thôn, tạo ra nguồn thu nhập ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Chương trình SFS-MED hỗ trợ nông dân, cơ sở kinh doanh du lịch nông nghiệp, tổ chức tài chính vi mô, trường đào tạo nấu ăn và các cá nhân trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp hình thành một khối liên kết bền vững, tương trợ lẫn nhau. 

Dự án khuyến khích người bản địa tạo ra mạng lưới hợp tác trong sản xuất và thương mại nông sản. Ngoài ra, người dân được hướng dẫn thực hành các phương pháp canh tác nông nghiệp bền vững như tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và tưới nước bằng phương pháp nhỏ giọt.

Đến Albania, du khách được thưởng thức đặc sản địa phương ngay tại trang trại qua mô hình Farm-to-Table. Ảnh: Du lịch Albania.

Đến Albania, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành và thưởng thức các món ăn đặc trưng của người dân bản địa. Một trong những điểm đến nổi bật là Liles, cơ sở du lịch nổi tiếng với truyền thống sản xuất rượu. Sản phẩm rượu truyền thống mang tên GlikoRaki được lên men từ hoa quả, mang theo hương vị đặc sản của vùng phía nam Địa Trung Hải. Nhờ tham gia vào Chương trình đào tạo SFS-MED, cơ sở Liles đã xây dựng thương hiệu rượu truyền thống, giới thiệu sản phẩm với quốc tế.

Thu hút lao động trẻ tham gia vào du lịch canh nông

Ngân hàng Thế giới ước tính, khu vực sản xuất ở đô thị của Albania lớn gấp 11 lần khu vực sản xuất ở nông thôn, trong khi dân số thành phố chỉ gấp 1,3 lần so với dân số nông thôn. 

Theo đó, Albania đối mặt với thách thức khi thiếu sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, thiếu hụt lực lượng lao động trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều người trẻ tuổi có xu hướng ly nông, ly hương lên thành phố tìm kiếm thu nhập cao hơn hoặc làm việc ở các quốc gia khác.

Trong khi đó, lao động cao tuổi ở nông thôn lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận chuyển đổi số, khó đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về dịch vụ và chất lượng an toàn thực phẩm. Người dân địa phương phải đáp ứng các tiêu chí quan trọng về chứng nhận an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường.

Thu hút giới trẻ trở về quê hương làm du lịch canh nông sẽ là lời giải cho bài toán xóa bỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Người dân ở Albania kỳ vọng du lịch nông nghiệp sẽ trở thành lĩnh vực thịnh vượng của quốc gia nhỏ bé này, một vùng đất xinh đẹp ẩn mình giữa châu Âu.

Hoa Lay Ơn (Theo FAO)
Tin khác
Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản
Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản

Bốn sản phẩm đầu tiên được đưa vào danh sách các sản phẩm đã chỉnh sửa gen (GEd) không phải tuân theo các quy định về thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và đa dạng sinh học biến đổi gen (GMO) của Nhật Bản, bao gồm ngô nếp, cà chua GABA cao, cá tráp và cá nóc.

Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa
Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa

Giống lúa chịu hạn thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên nước, giảm mạnh khí thải nhà kính, thúc đẩy sản xuất lúa chuyển sang phương thức xanh và bền vững.

Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Công nghệ chụp CT giúp xác định độ chín, phát hiện sầu riêng non hoặc bị sâu đục quả với độ chính xác đạt 95%, năng suất 1.200 quả/giờ.

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Hai giống lúa mới hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi hecta lên đến 30% và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15 - 20 ngày so với các giống hiện có.

[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân

Từ những dự báo thời tiết chính xác, nông dân Israel đã biết gieo trồng theo nhịp điệu của thiên nhiên nhờ công nghệ, giúp cá nhân hóa lịch mùa vụ cho từng hộ.

[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc
[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc

Brazil đã biến dự báo khí tượng thành công cụ định hình lịch gieo trồng ngô và đậu tương, giúp hàng triệu nông dân tránh rủi ro và tăng năng suất.

[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi
[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi

Dự báo khí tượng kết hợp bảo hiểm thời tiết đang giúp nông dân Senegal và Kenya lên lịch gieo trồng chính xác hơn, vững tin trước rủi ro khí hậu thất thường.

[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan
[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan

Trước biến động khí hậu ngày càng cực đoan, nông dân Australia phải dựa vào dự báo mùa vụ để quyết định gieo trồng, một thói quen đã thay đổi cả tư duy sản xuất.

[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.

Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị

Indonesia đang nuôi tham vọng trở thành trung tâm sản xuất xe điện và pin toàn cầu, nhờ tài nguyên, chính sách thuận lợi và làn sóng startup sáng tạo.

Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản

Trường Excel Career College triển khai một chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm trang bị kiến thức về ứng dụng AI cho lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.