Dự án tham vọng biến nước tiểu thành phân bón

Văn Việt - Chủ Nhật, 17/03/2024 , 19:40 (GMT+7)

Các nhà khoa học tại Mỹ và trên khắp thế giới đang nghiên cứu phương pháp biến nước tiểu con người thành phân bón, điều tưởng chừng như hài hước nhưng hoàn toàn khả thi.

Xe kéo bồn chứa nước tiểu đã qua xử lý để phục vụ canh tác của Viện Rich Earth. Ảnh: Facebook/Rich Earth Institute.

Trong khu vườn của Lissa Schneckenburger ở Brattleboro, bang Vermont, Mỹ, những quả cà chua trông mơn mởn và phát triển dường như tốt hơn bình thường. Nguyên nhân có thể là do cách cô làm màu mỡ thêm khu vườn bằng chính nước tiểu của gia đình mình.

“Khi chúng tôi nói với mọi người về dự án này, họ hầu hết đều tỏ ra bất ngờ, bối rối với vô số câu hỏi ‘Cái gì? Tại sao? Bằng cách nào cơ?’”, Schneckenburger cho hay.

Chìa khóa nằm ở công nghệ “tái chế nước tiểu”, nơi nước thải của con người không phải để bỏ đi mà được biến thành “vàng”.

Kim Nace là người đồng sáng lập Viện Rich Earth, tổ chức đang phát triển các cách biến nước tiểu con người thành phân bón. “Mọi người thường hơi ngạc nhiên, nhưng sau đó tôi sẽ giải thích cho họ thật nhanh gọn rằng có chất dinh dưỡng trong nước tiểu của bạn và chúng tôi đang tìm cách giữ lại những thứ đó và sử dụng chúng trong nông nghiệp”, cô nói.

Vậy cây trồng cần gì trong nước tiểu? “Nitơ, phốt pho, kali và các khoáng chất vi lượng khác đi vào cơ thể chúng ta khi chúng ta ăn thức ăn và sau đó đi vệ sinh”, Nace giải thích.

Theo người đồng sáng lập Abe Noe-Hays, Viện Rich Earth thu được hơn 45.000 lít nước tiểu một năm. Dự án hoàn toàn nghiêm túc và có tính ứng dụng cao nhưng họ thường xuyên phải đối mặt với những lời châm chọc và chê bai vì sáng kiến của mình.

Các nhà nghiên cứu trên khắp nước Mỹ và ở một số quốc gia khác như Thụy Điển, Thụy Sĩ, Pháp, Nam Phi... đang nghiên cứu việc tái chế nước tiểu. Viện Rich Earth cũng thường xuyên tổ chức hội thảo trực tuyến để cung cấp kiến thức về vấn đề này.

Khi được hỏi điều gì khiến mọi người ngạc nhiên nhất về việc lấy nước tiểu để làm phân bón, Schneckenburger, người đang sử dụng một nhà vệ sinh đặc biệt để lưu giữ nước tiểu, cho biết “nó sạch sẽ, không hề thô tục và không có mùi”.

Không cần xả nước với nhà vệ sinh ủ phân, được xây dựng với hai ngăn dành cho chất thải lỏng và chất thải rắn riêng biệt. “Rich Earth sẽ đến với chiếc xe bồn lớn và họ sẽ lấy nước tiểu hai lần một năm”, cô cho hay.

Và nếu bạn không có nhà vệ sinh đặc biệt, Rich Earth sẽ cung cấp bồn tiểu di động, công nghệ thô sơ hơn, phù hợp cho cả nam và nữ. Họ cũng giúp các nhà tài trợ dễ dàng chuyển chất thải lỏng đến kho chứa ở trung tâm thành phố.

Kevin O’Brien, thủ thư tại địa phương, đã mang nước tiểu của mình đến cho Rich Earth ba năm qua. “Tôi phải mất khoảng một tháng để đổ đầy bình 19 lít, vì vậy tôi thường đến kho tập trung khoảng một lần mỗi tháng để quyên góp” ông nói. Mục tiêu của O’Brien là quyên góp 380 lít mỗi năm.

Nước tiểu thường không chứa vi khuẩn có hại, nhưng nếu nó tiếp xúc với chất thải rắn, điều đó có thể dẫn đến bệnh tật. Vì vậy, Abe Noe-Hays nói rằng tất cả nước tiểu do Rich Earth thu thập đều được tiệt trùng theo tiêu chuẩn liên bang. “Nó được làm nóng lên, khiến mầm bệnh chết đi, nguội trở lại và sau đó rời khỏi máy”, ông giải thích quy trình.Tiếp theo, tài xế Arthur Davis chuyển nước tiểu sạch từ bể chứa khổng lồ sang thùng chứa trên xe tải của mình, gần 3.800 lít mỗi lần.

Trên chiếc xe tải lớn màu vàng, Davis chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình thu gom và phân phối. “Chúng tôi đang giải quyết vấn đề hóa học, chúng tôi đang giải quyết vấn đề sinh học, chúng tôi cũng đang giải quyết cả vấn đề tâm lý con người, bởi vì mọi người có đủ kiểu suy nghĩ về nó”, anh nói.

Hôm nay, anh đang giao nước tiểu sạch cho một tín đồ thực sự, Noah Hoskins, chủ trang trại Bunker. Hoskins cho hay đồng cỏ của ông đang khát nước tiểu. “Nếu bạn đang lấy chất dinh dưỡng ra khỏi lòng đất, bạn cần bổ sung những chất dinh dưỡng đó dưới hình thức này hay hình thức khác”, ông nói.

Rất nhiều dự án tái chế nước tiểu vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển, nhưng Noe-Hays đã nhìn thấy một tương lai rất tươi sáng. “Chúng tôi không yêu cầu mọi người làm điều gì đó khó khăn. Bạn chỉ cần sử dụng nhà vệ sinh thôi. Điều bạn vừa làm, thật tuyệt vời! Bạn đã tạo ra thứ gì đó hữu ích cho chính bạn và cho cả thế giới”. ông cho hay.

Văn Việt (Theo CBS News)
Tin khác
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Hai giống lúa mới hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi hecta lên đến 30% và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15 - 20 ngày so với các giống hiện có.

[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân

Từ những dự báo thời tiết chính xác, nông dân Israel đã biết gieo trồng theo nhịp điệu của thiên nhiên nhờ công nghệ, giúp cá nhân hóa lịch mùa vụ cho từng hộ.

[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc
[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc

Brazil đã biến dự báo khí tượng thành công cụ định hình lịch gieo trồng ngô và đậu tương, giúp hàng triệu nông dân tránh rủi ro và tăng năng suất.

[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi
[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi

Dự báo khí tượng kết hợp bảo hiểm thời tiết đang giúp nông dân Senegal và Kenya lên lịch gieo trồng chính xác hơn, vững tin trước rủi ro khí hậu thất thường.

[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan
[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan

Trước biến động khí hậu ngày càng cực đoan, nông dân Australia phải dựa vào dự báo mùa vụ để quyết định gieo trồng, một thói quen đã thay đổi cả tư duy sản xuất.

[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.

Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị

Indonesia đang nuôi tham vọng trở thành trung tâm sản xuất xe điện và pin toàn cầu, nhờ tài nguyên, chính sách thuận lợi và làn sóng startup sáng tạo.

Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản

Trường Excel Career College triển khai một chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm trang bị kiến thức về ứng dụng AI cho lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng
Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng

Một nữ tiếp viên hàng không ở Trung Quốc đã nghỉ việc và quay về quê nhà để làm nghề nuôi lợn, kiếm được 28.000 USD, tương đương 686 triệu đồng chỉ trong 2 tháng.

Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024
Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024

Xét theo toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm chăn nuôi và bán lẻ, Tây Ban Nha có ngành công nghiệp thịt đang tạo ra khoảng 700.000 việc làm...

Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học
Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học

Với quy hoạch cẩn thận, có thể mở rộng nuôi biển để cung cấp thực phẩm cho hàng tỷ người nhưng vẫn giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học biển.