CropLife Quốc tế cam kết đầu tư 13 triệu USD thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trách nhiệm

Phạm Hiếu - Thứ Hai, 28/07/2025 , 10:12 (GMT+7)

Các thành viên của CropLife Quốc tế cam kết đầu tư 13 triệu USD để thúc đẩy việc sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật một cách bền vững, tập trung vào các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Tổ chức CropLife Quốc tế mới đây đã công bố Báo cáo Thường niên 2024 của Chương trình Khung Quản lý Thuốc Bảo vệ thực vật bền vững (SPMF). Đây là một trong những sáng kiến trọng điểm được CropLife triển khai từ năm 2021 nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện Bộ Quy tắc Ứng xử Quốc tế về Quản lý Thuốc Bảo vệ thực vật (ICoC).

SPMF đưa ra một cách tiếp cận mới nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi hệ thống nông nghiệp của các nước. Ảnh: Croplife Việt Nam.

Trong năm 2024, Chương trình đã có bước tiến quan trọng trong việc mở rộng phạm vi triển khai tại Guatemala và Chile, đánh dấu sự hiện diện tại khu vực Mỹ Latinh. Đồng thời, Chương trình cũng hoàn thành tầm nhìn triển khai ban đầu thông qua việc lựa chọn Indonesia và Colombia là 2 quốc gia cuối cùng tham gia, nâng tổng số nước lên 9 quốc gia tại châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Báo cáo thường niên này ghi nhận những tiến triển đạt được trong năm 2024 tại Kenya, Ma-rốc, Ai Cập, Thái Lan, Việt Nam, Chi-lê và Guatemala.

Thông qua Chương trình SPMF, các thành viên của CropLife Quốc tế đã cam kết đầu tư 13 triệu USD để thúc đẩy việc sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật một cách bền vững, tập trung vào các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình tại khu vực Nam Bán Cầu. Chương trình hướng tới việc hỗ trợ nông dân tiếp cận các đổi mới nhằm mở rộng “bộ công cụ canh tác” của họ để thích ứng với các áp lực của biến đổi khí hậu, đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững phù hợp với điều kiện sản xuất và kinh tế tại địa phương.

Ông Lại Thế Hưng (giữa), Phó Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, trao đổi với nông dân về sử dụng thuốc BVTV "4 đúng". Ảnh: Croplife Việt Nam.

Tại Việt Nam, SPMF bước sang năm thứ 2 triển khai trong khuôn khổ hợp tác 5 năm (2023 - 2028) giữa Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) và CropLife Châu Á. Năm 2024, Chương trình ghi nhận nhiều kết quả nổi bật như tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về quản lý bao gói thuốc BVTV với hơn 120 chuyên gia tham dự; tổ chức Hội nghị đối thoại về EPR giữa Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, văn phòng EPR và các đối tác liên quan trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế về Quản lý bao gói thuốc; phối hợp tổ chức khóa tập huấn và cấp chứng nhận vận hành drone cho hơn 30 cán bộ khảo nghiệm; duy trì chương trình tập huấn sử dụng thuốc an toàn năm thứ ba tại Đồng Tháp; đồng thời phát triển nền tảng đào tạo trực tuyến dành cho nông dân và đại lý. Nhiều hoạt động hợp tác kỹ thuật cũng được đẩy mạnh, bao gồm rà soát chính sách, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng.

Theo ông Đặng Văn Bảo, Chủ tịch Hiệp hội CropLife Việt Nam, sự chung tay và chia sẻ trách nhiệm giữa 2 khối công - tư trong việc xây dựng hệ sinh thái quản lý và sử dụng thuốc BVTV hiệu quả sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, đảm bảo lợi ích hài hoà và lâu dài cho nông dân và doanh nghiệp cũng như đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng về nông sản an toàn, chất lượng.

"Dựa trên các kết quả tốt đẹp ghi nhận được từ Chương trình hợp tác trong năm 2024, chúng tôi rất vui mừng và trân trọng sự ủng hộ và hỗ trợ hiệu quả của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đối với các đề xuất và hoạt động của CropLife Việt Nam. Đồng thời tái khẳng định các cam kết đồng hành và hỗ trợ các đơn vị quản lý thực hiện tầm nhìn chung về phát triển một nền nông nghiệp có trách nhiệm, tích hợp đa giá trị, bảo đảm an ninh lương thực và bảo vệ môi trường sinh thái”, ông Đặng Văn Bảo nhấn mạnh.

Nông dân Đà Lạt trong vườn hoa Cát Tường sắp thu hoạch. Ảnh: Croplife Việt Nam.

Còn bà Emily Rees, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CropLife Quốc tế, cho rằng chìa khóa để quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững nằm ở việc tạo điều kiện cho nông dân dễ dàng tiếp cận với các giải pháp và công cụ đa dạng, nhất là trong bối cảnh môi trường sản xuất ngày càng nhiều thách thức. Các mô hình hợp tác công - tư, với sự đồng hành và hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ các nước, sẽ góp phần thúc đẩy hiện thực hóa tầm nhìn này.

“Trong năm 2024, các công ty thành viên của chúng tôi đã tái khẳng định cam kết đối với Bộ Quy tắc Ứng xử Quốc tế về Quản lý Thuốc Bảo vệ thực vật. Chương trình SPMF chính là minh chứng cụ thể cho cam kết đó. Tôi vô cùng tự hào khi được đồng hành cùng sáng kiến này, một chương trình có chiều sâu và tầm nhìn dài hạn để mang lại tiến bộ bền vững và có hệ thống”, bà Emily Rees chia sẻ.

Nhấn mạnh phương pháp tiếp cận đa bên của Chương trình, bà Rees bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các đối tác và Chính phủ tại từng quốc gia đã góp phần hiện thực hóa những thay đổi thiết thực, góp phần xây dựng các mô hình có thể nhân rộng cho việc áp dụng các phương pháp thực hành tốt nhất.

Với tầm nhìn toàn cầu và những kết quả tích cực được ghi nhận trong năm 2024, Chương trình SPMF đang dần khẳng định vai trò là nền tảng bền vững để hiện thực hóa các cam kết quản lý thuốc BVTV có trách nhiệm, hỗ trợ nông dân trong việc tiếp cận các phương thức canh tác tiến bộ và đóng góp thiết thực vào mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững trên toàn cầu.

Phạm Hiếu
Tin khác
Dứa Cayenne cho quả ngọt sau 1 năm bén rễ ở Hà Tĩnh
Dứa Cayenne cho quả ngọt sau 1 năm bén rễ ở Hà Tĩnh

Sau 1 năm trồng thử nghiệm, những đồi dứa Cayenne ở xã Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã cho lứa quả đầu tiên, quả to, mẫu mã đẹp, hứa hẹn năng suất cao.

'Tống biệt hành' - ai người Thâm Tâm tống biệt?
'Tống biệt hành' - ai người Thâm Tâm tống biệt?

'Tống biệt hành' có thể xem là một bài thơ dự báo định mệnh. Đó là một bài thơ rất lạ, đến nay vẫn còn rất lạ, khiến người đời sauphảirơinướcmắt,nghĩngợimãichưathôi!...

Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ

Dáng đứng Việt Nam được bồi đắp từ sự hy sinh của những thương binh liệt sĩ, còn mãi vang vọng trong những áng thơ kiêu hãnh và tự hào.

Bánh tráng Tân Nhiên đưa ẩm thực Việt ra thế giới
Bánh tráng Tân Nhiên đưa ẩm thực Việt ra thế giới

Tây Ninh Tận dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, Tân Nhiên đã đưa bánh tráng Việt Nam xuất khẩu tới hơn 8 quốc gia, chinh phục khách hàng bằng sự tiện lợi và chất lượng.

Đặt lại bài toán chống lũ: Từ ứng phó sang chiến lược quốc gia
Đặt lại bài toán chống lũ: Từ ứng phó sang chiến lược quốc gia

Thực tiễn đặt ra câu hỏi: Việt Nam sẽ tiếp tục "chạy lũ" theo từng mùa, hay đã đến lúc phải xây dựng một chiến lược quốc gia về phòng chống lũ, thích ứng dài hạn...

Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh
Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh

Thứ trưởng Võ Văn Hưng đề xuất 5 trọng tâm hợp tác Việt Nam - Senegal tại tọa đàm đối thoại chính sách song phương.

Vì sao đề tài ý nghĩa lại bị kết luận là thất bại?
Vì sao đề tài ý nghĩa lại bị kết luận là thất bại?

Hai đề tài dược liệu đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng tốt, giá trị thực tiễn cao, nhưng vẫn bị kết luận “không hoàn thành”, để lại day dứt...

Hành trình Đồng Giao
Hành trình Đồng Giao

Năng lực chế biến của DOVECO đã đạt gần 220.000 tấn sản phẩm/năm, doanh thu giai đoạn 2020-2025 vượt 12.000 tỷ đồng với kim ngạch xuất khẩu 436 triệu USD. Đời sống hơn 15.000 hộ nông dân liên kết ngày một nâng lên.

Nơi những giấc mơ không khép lại
Nơi những giấc mơ không khép lại

Giữa đại ngàn xứ Quảng, cây thuốc hồi sinh cùng giấc mơ giữ rừng, giữ người, giữ lấy một hy vọng chưa từng tắt trong những cuộc đời nhiều lặng lẽ.

Một đời giữ lại cho dược liệu quý
Một đời giữ lại cho dược liệu quý

Từ vùng rừng nghèo khó, cây thuốc trở thành sinh kế mới, giúp người dân giữ rừng, sống khỏe và sung túc hơn.

65 năm Bác Hồ về thăm Đồng Giao: Đi theo kim chỉ nam của Người
65 năm Bác Hồ về thăm Đồng Giao: Đi theo kim chỉ nam của Người

Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Nông trường quốc doanh Đồng Giao cách đây 65 năm trở thành kim chỉ nam để DOVECO đạt được những thành tựu rực rỡ hôm nay.