Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Bảo Thắng - Tùng Đinh - Thứ Tư, 16/10/2024 , 16:36 (GMT+7)

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Các nhà nghiên cứu xét nghiệm mèo và chim tại khu vực trang trại bò sữa bang Texas. Ảnh: iStock.

“Không phải lúc nào cơ quan quản lý và chính quyền cũng phản ứng kịp thời với dịch bệnh”, GS Gregory Gray, Đại học Y khoa Texas nhận xét về đợt bùng phát dịch cúm gia cầm trên bò sữa tại Hoa Kỳ từ đầu năm 2024.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, 17 ca nhiễm được phát hiện trên người trong năm nay, bao gồm 6 công nhân chăn nuôi bò sữa, 10 công nhân nuôi gia cầm và 1 thành viên cộng đồng không tiếp xúc trực tiếp với trang trại.

Trên cơ sở dữ liệu mà nhóm của GS Gray đã tiến hành trên toàn cầu (trong đó có Việt Nam), dựa trên cách tiếp cận Một sức khỏe, ông cùng các cộng sự tiếp tục nghiên cứu sâu về sự lây truyền của virus đường hô hấp tại điểm tiếp xúc giữa con người và động vật tại 2 trang trại bò sữa thuộc bang Texas, nơi bùng phát dịch H5N1 hồi đầu năm.

Xác định đây là nhóm virus cúm gia cầm độc lực cao, Gray cùng cộng sự đã tập trung xét nghiệm phân tử, nuôi cấy tế bào và trứng, giải trình tự Sanger và thế hệ tiếp theo được sử dụng để phân lập và phân tích các virus từ nhiều mẫu lấy từ trang trại (mẫu ngoáy mũi bò, mẫu sữa, bùn phân, và một con chim chết).

“Chúng tôi phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong 64% (9/14) mẫu sữa, 2,6% (1/39) mẫu ngoáy mũi bò. Giải trình tự Sanger và thế hệ tiếp theo cho thấy các virus này có liên quan chặt chẽ với các chủng H5N1 của nhánh 2.3.4.4b”, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm phát biểu.

Đáng ngạc nhiên, SARS-CoV-2 đã được phát hiện trong 1 mẫu ngoáy mũi từ một con bò bị bệnh. Ngoài ra, 14,3% (2/14) công nhân trang trại hiến huyết thanh gần đây có triệu chứng và có mức kháng thể trung hòa tăng cao đối với một chủng H5N1 liên quan.

Dựa trên kết quả này, giáo sư của Đại học Y khoa Texas cho rằng, đang có sự thiếu lòng tin giữa các trang trại chăn nuôi và cơ quan chính phủ. Đồng thời, không có hệ thống giám sát hiệu quả để phát hiện mầm bệnh mới tại các trang trại chăn nuôi.

Trên lý thuyết, cơ quan phòng chống dịch bệnh có đủ thời gian để phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa lây lan, nhưng thực tế điều ấy không xảy ra. “Chúng ta đang áp dụng cách tiếp cận kiểu ‘đập chuột chũi’ (thụ động), một phương pháp rất kém hiệu quả”, ông nhận xét.

Số ca dương tính với H5N1 tại các bang của Hoa Kỳ. Ảnh: USDA.

Mặc dù việc lấy mẫu còn hạn chế, các dữ liệu mà nhóm nghiên cứu của GS Gray mang đến đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về dịch H5N1. Chẳng hạn, chim và mèo có thể là những “cảnh báo” cho sự xâm nhập của H5N1 vào trang trại.

Thống kê tại cả 2 trang trại bò thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy, xung quanh cả 2 khu vực nuôi gia súc, xuất hiện nhiều chim và mèo chết liên quan đến bò sữa bị bệnh. Mèo được cho là nhiễm bệnh do uống sữa hoặc ăn xác chim chết, với biểu hiện lâm sàng như chảy dịch mũi, hành động khác thường. Xét nghiệm chi tiết, thấy chúng bị tổn thương nghiêm trọng ở não, phổi và gan.

Số lượng chim chết cũng tăng mạnh tại các khu vực chăn nuôi, nhất là những khu vực nuôi bò sữa mật độ lớn.

Tính đến hết tháng 8/2024, cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ. Do lo ngại nguy cơ gây ảnh hưởng đến kinh doanh bò sữa, GS Gray thừa nhận, các nghiên cứu mà nhóm đẩy mạnh hồi tháng 4 ít khi được thực hiện một cách công phu, chi tiết.

Các nghiên cứu trong tương lai tin rằng, cơ quan phòng chống dịch bệnh cần tìm cách hợp tác tốt hơn với trang trại bò sữa để thu thập dữ liệu dịch tễ học toàn diện hơn. Đây cũng là tiền đề cho việc thiết kế các biện pháp can thiệp tương lai đối với virus cúm gia cầm H5N1 trên các trang trại bò sữa.

Do quá trình chăn nuôi bò sữa ảnh hưởng trực tiếp đến con người và môi trường - 3 trụ cột cấu thành Một sức khỏe, GS Gray đang đề xuất việc hợp tác với những cơ sở y tế để kiểm soát bệnh lây truyền sang người.

“Chúng tôi đang thực hiện khảo sát huyết thanh để phát hiện các bệnh viêm đường hô hấp mới ở công nhân chăn nuôi. Cùng với đó là hợp tác với một số công ty cung cấp kit chẩn đoán để phát triển các công cụ chẩn đoán virus đường hô hấp mới, hỗ trợ hiệu quả cho ngành chăn nuôi”, nhà nghiên cứu về vi sinh và miễn dịch học bày tỏ.

Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế (ILRI) khuyến cáo, người dân và cộng đồng cần được nâng cao hiểu biết về nguy cơ bệnh truyền nhiễm từ động vật. Một hướng giải quyết là thông qua việc phát triển hệ thống giám sát dịch bệnh, dựa trên cách tiếp cận Một sức khỏe - với sự vào cuộc đồng thời của 3 lực lượng nông nghiệp, y tế, môi trường.

Bảo Thắng - Tùng Đinh
Tin khác
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân

Từ những dự báo thời tiết chính xác, nông dân Israel đã biết gieo trồng theo nhịp điệu của thiên nhiên nhờ công nghệ, giúp cá nhân hóa lịch mùa vụ cho từng hộ.

[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc
[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc

Brazil đã biến dự báo khí tượng thành công cụ định hình lịch gieo trồng ngô và đậu tương, giúp hàng triệu nông dân tránh rủi ro và tăng năng suất.

[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi
[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi

Dự báo khí tượng kết hợp bảo hiểm thời tiết đang giúp nông dân Senegal và Kenya lên lịch gieo trồng chính xác hơn, vững tin trước rủi ro khí hậu thất thường.

[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan
[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan

Trước biến động khí hậu ngày càng cực đoan, nông dân Australia phải dựa vào dự báo mùa vụ để quyết định gieo trồng, một thói quen đã thay đổi cả tư duy sản xuất.

[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.

Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị

Indonesia đang nuôi tham vọng trở thành trung tâm sản xuất xe điện và pin toàn cầu, nhờ tài nguyên, chính sách thuận lợi và làn sóng startup sáng tạo.

Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản

Trường Excel Career College triển khai một chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm trang bị kiến thức về ứng dụng AI cho lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng
Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng

Một nữ tiếp viên hàng không ở Trung Quốc đã nghỉ việc và quay về quê nhà để làm nghề nuôi lợn, kiếm được 28.000 USD, tương đương 686 triệu đồng chỉ trong 2 tháng.

Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024
Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024

Xét theo toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm chăn nuôi và bán lẻ, Tây Ban Nha có ngành công nghiệp thịt đang tạo ra khoảng 700.000 việc làm...

Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học
Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học

Với quy hoạch cẩn thận, có thể mở rộng nuôi biển để cung cấp thực phẩm cho hàng tỷ người nhưng vẫn giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học biển.

Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?

Để đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch ABCC Itamar Rocha, ngành tôm Brazil cần đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, nâng cao năng lực chế biến…