| Hotline: 0983.970.780

Trên 61.500 tỷ đồng đầu tư cảng biển Sóc Trăng đến năm 2030

Thứ Tư 14/05/2025 , 14:41 (GMT+7)

Sóc Trăng Bộ Xây dựng vừa ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quyết định 590/QĐ-BXD ngày 13/5 của Bộ Xây dựng, cảng biển Sóc Trăng được quy hoạch gồm các khu bến: Kế Sách, Đại Ngãi, Trần Đề và các bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh, trú bão.

Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch cảng biển Sóc Trăng đến năm 2030 khoảng 1.331 ha (chưa bao gồm các khu vực phát triển các khu công nghiệp, logistics… gắn liền với cảng). Nhu cầu sử dụng mặt nước gần 148.500 ha (gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải).

Tổng vốn đầu tư hệ thống cảng biển Sóc Trăng đến năm 2030 lên đến 61.513 tỷ đồng, trong đó có vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng khoảng 19.607 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 41.906 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

Trong đó, khu bến Trần Đề sẽ bao gồm các bến trong sông Hậu phía hạ lưu cầu Đại Ngãi phục vụ khu công nghiệp Trần Đề và bến cảng ngoài khơi Trần Đề.

Phối cảnh bến cảng ngoài khơi Trần Đề thuộc hệ thống cảng biển Sóc Trăng sẽ hình thành trong tương lai. Ảnh: KA.

Phối cảnh bến cảng ngoài khơi Trần Đề thuộc hệ thống cảng biển Sóc Trăng sẽ hình thành trong tương lai. Ảnh: KA.

Đến năm 2030, bến cảng ngoài khơi Trần Đề sẽ có 2-4 cầu cảng tổng hợp, container, hàng rời, với tổng chiều dài từ 800-1.600m(chưa bao gồm cầu cảng chuyển tiếp phía bờ tại cửa Trần Đề).

Bến cảng ngoài khơi có thể tiếp nhận tàu tổng hợp, container trọng tải đến 100.000 tấn, tàu hàng rời trọng tải đến 160.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 24,6-32,5 triệu tấn.

Ngoài ra, để hỗ trợ hoạt động khai thác cảng, Sóc Trăng sẽ đầu tư các cầu cảng tiếp chuyển phía bờ tại Trần Đề, có quy mô và tiến trình đầu tư phù hợp với quy mô đầu tư bến cảng ngoài khơi.

Giải pháp để huy động vốn đầu tư cảng biển Sóc Trăng, tỉnh sẽ hoàn thiện cơ chế và các điều kiện để huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ khai thác nguồn lực từ quỹ đất, mặt nước, nguồn thu từ cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng đầu tư từ nguồn ngân sách. Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, khai thác cảng biển.

Trước đó, tỉnh Sóc Trăng đã quy hoạch và phát triển Khu phức hợp logistics, công nghiệp, phi thuế quan quy mô 4.000 ha, nằm liền kề với khu vực dự kiến phát triển cảng nước sâu Trần Đề. Nguồn vốn cần được huy động lên tới hơn 54.000 tỷ đồng.

Phối cảnh cầu vượt biển dài khoảng 18km dẫn ra Bến cảng ngoài khơi Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Ảnh: CĐT.

Phối cảnh cầu vượt biển dài khoảng 18km dẫn ra Bến cảng ngoài khơi Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Ảnh: CĐT.

Tỉnh cũng đã nghiên cứu, dự thảo Đề án Khai thác cát biển tạo nguồn lực đầu tư xây dựng khu phức hợp công nghiệp, logistics, phi thuế quan và các hạng mục công trình dùng chung của cảng nước sâu Trần Đề.

Giải pháp huy động nguồn vốn tại chỗ này được đánh giá mang tính đột phá trong đầu tư hạ tầng chiến lược. Với nguồn thu từ đấu giá khai thác cát biển và hiệu quả kinh tế từ hoạt động cho thuê đất công nghiệp, có thể giúp Sóc Trăng phát triển kinh tế biển và thu hút đầu tư trong dài hạn.

Theo Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng, đến năm 2030, hệ thống cảng biển Sóc Trăng có khả năng tiếp nhận hàng hóa thông qua cảng đạt từ 30,7 - 41,2 triệu tấn, trong đó, hàng container từ 0,97 - 1,36 triệu TEU.

Về kết cấu hạ tầng, cảng biển Sóc Trăng có tổng số 6 bến cảng, với 16-18 cầu cảng, tổng chiều dài từ 2.693m-3.493 m (chưa bao gồm các bến cảng khác).

Tầm nhìn đến năm 2050, hàng hóa qua cảng biển Sóc Trăng có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5-6,1%/năm. Tiếp tục phát triển các bến cảng mới để đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa, trong đó hình thành cảng cửa ngõ khu vực ĐBSCL.

Xem thêm
Pakistan muốn bắt tay Việt Nam phát triển trục logistics nông sản xanh

Đại sứ Kohdayar Marri kỳ vọng hai nước đẩy mạnh hợp tác về giống cây trồng và sáng kiến tăng trưởng xanh, lấy nông nghiệp làm nền tảng kết nối lâu dài.

Lao động, thực tập sinh nước ngoài về nước cơ hội việc làm luôn rộng mở

GIA LAI Rất nhiều việc làm hấp dẫn dành cho người lao động không chỉ ở thị trường trong nước mà còn đi nước ngoài làm việc một cách chính thống.

Ống thép Hòa Phát không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá

Từ ngày 5/5, Hòa Phát xuất khẩu sản phẩm thép hộp vào Mỹ và thực hiện quy trình tự chứng nhận xuất xứ mà không bị áp thuế chống bán phá giá.

Thúc đẩy tín dụng xanh ‘mở đường’ chuyển đổi xanh ở các khu công nghiệp

Thúc đẩy tín dụng xanh hỗ trợ sự hình thành, nhân rộng các khu công nghiệp xanh, góp phần để Việt Nam thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.