| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất lập Khu thương mại tự do Trần Đề rộng 40.000ha

Thứ Năm 26/12/2024 , 13:16 (GMT+7)

Sóc Trăng Với quy mô 40.000ha, Khu thương mại tự do Trần Đề được kỳ vọng trở thành trung tâm logistics, thương mại và dịch vụ hàng đầu, mở ra cơ hội phát triển cả vùng ĐBSCL.

Để tạo sức hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào cảng biển Sóc Trăng, mới đây đơn vị tư vấn là Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải đã đề xuất tỉnh Sóc Trăng lên phương án thành lập khu thương mại tự do để triển khai thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, khai thác bến cảng Trần Đề, cảng biển Sóc Trăng.

Cụ thể, Khu thương mại tự do là khu chức năng, có ranh giới địa lý xác định trong phạm vi Khu kinh tế ven biển Trần Đề dọc theo cửa biển Trần Đề và vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng. Đơn vị tư vấn đề xuất quy mô khu rộng 40.000ha, bao gồm khu sản xuất, trung tâm logistics, khu thương mại - dịch vụ và các loại hình khu chức năng khác theo quy định.

Phối cảnh cảng biển Sóc Trăng sẽ hình thành trong tương lai. Ảnh: Đơn vị tư vấn.

Phối cảnh cảng biển Sóc Trăng sẽ hình thành trong tương lai. Ảnh: Đơn vị tư vấn.

Riêng các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Trần Đề được ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu chức năng với khu vực bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan, thuế và xuất khẩu, nhập khẩu.

Ngoài ra, đơn vị tư vấn cũng đề xuất một số chính sách ưu đãi đầu tư trong Khu thương mại tự do Trần Đề. Dự kiến, mức ưu đãi, thời gian miễn, giảm tiền thuê đất đối với dự án đầu tư, xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Trần Đề được áp dụng như các dự án trong khu kinh tế.

Việc áp dụng thuế đối với hàng hóa, dịch vụ được mua bán, cung ứng trong các khu chức năng; giữa nội địa và nước ngoài, được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế xuất, nhập khẩu, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt như khu phi thuế quan trong khu kinh tế.

Ngoài ra, dự án đầu tư tại các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Trần Đề còn được hưởng ưu đãi về đất đai, tín dụng… Đồng thời, nhà đầu tư được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của pháp luật về hải quan, thuế, tài chính và pháp luật có liên quan (trừ điều kiện về kim ngạch xuất nhập khẩu).

Phối cảnh mô hình bến cảng Trần Đề ngoài khơi. Ảnh: Đơn vị tư vấn.

Phối cảnh mô hình bến cảng Trần Đề ngoài khơi. Ảnh: Đơn vị tư vấn.

Với đề xuất này, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị đơn vị tư vấn sớm hoàn chỉnh dự thảo báo cáo đề án để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, các cơ chế, chính sách ưu đãi đề xuất Chính phủ, Quốc hội cần nghiên cứu thật kỹ, đảm bảo tính khả thi, để đề án sớm được phê duyệt và phát huy hiệu quả trong thu hút các nhà đầu tư.

Ông Lâu cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng cảng biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL nói chung và ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

Theo kinh nghiệm phát triển hệ thống cảng biển gắn với khu vực thương mại tự do trong nước và trên thế giới cho thấy, các trung tâm trung chuyển quốc tế lớn, tầm cỡ trên thế giới đều gắn liền với các khu thương mại tự do (FTZ). FTZ được xem là đòn bẩy kích thích hệ sinh thái thương mại - logistics, giúp các quốc gia mở “cánh cửa” ra thế giới ở chính nước mình.

Với những ngành hàng và doanh nghiệp có khối lượng xuất nhập khẩu lớn và thường xuyên, tốc độ luân chuyển nhanh là đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ FTZ. Mô hình này sẽ hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của dịch vụ cảng biển, giúp hình thành một hệ sinh thái thương mại và logistics hoàn chỉnh để nâng cao sức cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Các doanh nghiệp khi tham gia vào FTZ không phải đóng thuế xuất nhập khẩu; thuận lợi về vận chuyển, dịch vụ logistics; tạo bàn đạp để tiếp cận thị trường và kết nối với các doanh nghiệp khác trong và xung quanh khu FTZ.

Việc phát triển hệ thống cảng biển có ý nghĩa quan trọng đối với vùng ĐBSCL. Ảnh: KA.

Việc phát triển hệ thống cảng biển có ý nghĩa quan trọng đối với vùng ĐBSCL. Ảnh: KA.

Nói cách khác, việc các khu FTZ có các điều kiện miễn, giảm thuế hấp dẫn và có cơ chế về hành chính riêng sẽ tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, đây là động lực tăng trưởng cho các địa phương có cảng.

Số liệu thống kê về tỷ lệ hàng container trung chuyển quốc tế của một số cảng biển chính trên thế giới gắn liền với khu FTZ rất lớn. Như cảng Tanjung Pelepas (Malaysia) khoảng 95%; cảng Singapore là 85% gắn liền với 9 khu FTZ của quốc gia này; cảng Busan (Hàn Quốc) trên 60% gắn liền với khu kinh tế tự do Busan-Jinhae (BJFEZ) hay cảng Thượng Hải (Trung Quốc) có tỷ lệ hàng trung chuyển quốc tế khoảng trên 13% gắn liền với khu FTZ Thượng Hải.

Xem thêm
Giảm dần rào cản kỹ thuật giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Đây là mục tiêu được Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đưa ra tại phiên họp hôm 14/4.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bảo hiểm thất nghiệp là tất yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.

SCG ra mắt tấm xi măng sợi thế hệ mới thân thiện môi trường

SCG - Tập đoàn hàng đầu ASEAN, chính thức ra mắt tấm xi măng 'SCG Smartboard Ultra' tại thị trường Việt Nam nhằm mang đến một giải pháp xây dựng thân thiện môi trường.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.