Tình tang con xít ở Đồng Tháp Mười
Thứ Năm 20/07/2023 , 05:30 (GMT+7)"Một bầy tang tình con xít...", bài dân ca gắn liền với người Việt sử dụng hình ảnh con chim xít, một loài đặc trưng trong Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp.

"Trống cơm" là bài dân ca nổi tiếng, hầu như người Việt Nam nào cũng từng nghe. Trong bài có câu: "Một bầy tang tình con xít, ớ mấy lội, lội, lội sông ớ mấy đi tìm em nhớ thương ai…". Hình ảnh con xít trong bài dân ca chính là chim xít hay chim trích.

Chim xít có một số loại nhưng hình thái bên ngoài giống nhau, thuộc chi Porphyrio, họ Gà nước. Chúng định cư phổ biến ở khu vực Nam bộ, dễ dàng bắt gặp tại các Vườn Quốc gia Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng, Đất Mũi...

Con xít thích sống quanh những vùng đầm nước, trước đây xuất hiện nhiều tại các vùng đồng bằng sản xuất nông nghiệp nên rất quen thuộc với người nông dân.

Con xít ăn nhiều loại thức ăn như sâu, bọ, cỏ và lúa. Chim sít có tính tập thể rất cao nên thường sống thành bầy đàn (Một bầy tang tình con xít). Tuy sống hòa đồng với bầy đàn nhưng nếu có đối tượng lạ xâm phạm lãnh thổ, nhất là vào mùa sinh sản thì quyết đánh đuổi cho bằng được.

Chim xít trưởng thành dài 28 - 29cm, có ngoại hình khá bắt mắt. Phần đầu, cổ và phần dưới cơ thể chim xít màu xanh dương, phần còn lại phía trên màu xám, mỏ, mào và chân đỏ.

Bàn chân chúng có những ngón rất dài, thuận tiện cho việc chạy trên lá các loài cây thủy sinh như sen, súng và các bề mặt bùn nhão.

Ngoài thiên nhiên, chim xít sinh sản rộ vào quãng thời gian từ mùa xuân đến mùa thu.

Thức ăn của chim xít khá đa dạng, từ sâu bọ, động vật thủy sinh cho đến các loài thực vật như cỏ và lúa.

Mùa sinh sản của chim xít là tháng 11 đến tháng 8. Con mái đẻ 4 - 7 trứng mỗi lứa. Chim non có màu nhạt hơn chim trưởng thành.

Là loài chim hoang dã, có màu sắc đẹp, trước đây, chim trích cồ thường xuất hiện nhiều ở các cánh đồng vùng chiêm trũng ở đồng bằng Bắc bộ, miền Tây.

Vườn Quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích khoảng 7.500ha, là mô hình thu nhỏ đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, với hệ sinh thái đa đạng, nơi du khách khám phá những nét đặc trưng của miền Tây sông nước.

Hiện nay, Vườn quốc gia Tràm Chim là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá, 198 loài chim nước, chiếm khoảng 25% số loài chim ở Việt Nam.

Đồng cỏ ngập nước theo mùa là một trong những hệ sinh thái khá phổ biến trong khu vực vườn quốc gia Tràm Chim.

Những loài thực vật phát triển với mật độ cao đã thành những đồng cỏ đơn thuần, trong khi đó có những loài cùng phát triển chung với các loài thực vật khác đã tạo nên những quần xã hoặc hội đoàn thực vật tiêu biểu của vùng đất ngập nước.
tin liên quan

Hải Phòng sẽ đưa dự án chậm triển khai, dấu hiệu lãng phí vào 'tầm ngắm'
Hải Phòng rà soát các công trình, dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, có dấu hiệu gây thất thoát, lãng phí và sẽ lựa chọn đưa vào theo dõi, chỉ đạo xử lý.

Hải Dương thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Tỉnh Hải Dương đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Chia sẻ khó khăn với gia đình xảy ra vụ cháy thương tâm ở Tiền Giang
Chính quyền địa phương và nhiều mạnh thường quân đến động viên và ủng hộ vật chất cho thân nhân những người tử nạn do hỏa hoạn vào khuya 10/4 tại TP Mỹ Tho.

Đề án đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt Hà Nội được thông qua
Hà Nội vừa phê duyệt “Đề án đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt”. Qua đó, làm cơ sở để điều chỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng.
![Chuyện ghi ở phía sau lưng núi [Bài 3]: Vây bắt 'trùm' ma túy](https://t.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/608w/files/doanhtq/2025/04/17/3043-4645-phia-sau-lung-nui-bai-3-tran-chien-cuoi-cung-cua-nguoi-linh-tre-092115_86.jpg)
Chuyện ghi ở phía sau lưng núi [Bài 3]: Vây bắt 'trùm' ma túy
Trước giờ đánh án, anh Nhất động viên anh Luân: 'Nốt trận này là anh em mình được về gói bánh chưng với gia đình'.

Đường sách Nguyễn Văn Bình rực rỡ sắc màu chào mừng đại lễ 30/4
Trước thềm 30/4, Đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1, TP.HCM) khoác lên mình diện mạo mới với sắc đỏ rực rỡ, thu hút người dân và du khách đến tham quan, chụp ảnh.