Thứ Tư, 28/5/2025 18:33 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng: Khẩn trương triển khai hiệu quả 'bộ tứ chiến lược'

Thứ Ba 06/05/2025 , 15:53 (GMT+7)

'Bộ tứ chiến lược' gồm: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; Hội nhập quốc tế; Xây dựng và thực thi pháp luật và Phát triển kinh tế tư nhân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Ảnh: VGP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Ảnh: VGP.

Sáng 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025, được tổ chức ngay sau kỳ nghỉ Lễ 30/4-01/5 và Phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, về công tác chỉ đạo, điều hành từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ. Trong đó, có 6 điểm nổi bật cần nhấn mạnh.

Trong đó, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, trình Bộ Chính trị, Quốc hội ban hành các nghị quyết về "bộ tứ chiến lược": Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57), hội nhập quốc tế (Nghị quyết 59), xây dựng và thực thi pháp luật (Nghị quyết 66), phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68). Trình Quốc hội 44 dự án luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 9.

Về kết quả đã đạt được, các đại biểu thống nhất đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 tiếp tục chuyển biến tích cực; tính chung 4 tháng đầu năm 2024 đạt được kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2024 trên hầu hết các lĩnh vực.

Trong đó, nông nghiệp khắc phục rất nhanh hậu quả sau bão Yagi cuối năm 2024, phục hồi mạnh, phát triển ổn định, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thủy sản đều đạt kết quả tích cực.

Những kết quả đạt được là cơ bản, quan trọng, song Thủ tướng cho rằng, để đạt tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm 2025 đòi hỏi phải nỗ lực, cố gắng rất lớn do mục tiêu này đang gặp thách thức hơn bởi một số nguyên nhân, trong đó có tác động từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Ảnh: VGP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Ảnh: VGP.

Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Định hướng thời gian tới, đầu tiên, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch các địa phương trước hết phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, công việc được giao để khắc phục các hạn chế, bất cập đã chỉ ra.

Tập trung thực hiện hiệu quả việc sắp xếp địa giới hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, thực sự chuyển trạng thái từ bị động sang chủ động phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, cắt giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, nâng cao tính tự lực, tự cường; hoàn thiện, rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn sáp nhập; rà soát lại toàn bộ việc phân cấp, phân quyền của ngành mình và đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết về phân cấp, phân quyền, những gì làm được thì làm ngay.

Tổ chức thực hiện hiệu quả "bộ tứ chiến lược" theo 4 nghị quyết của Bộ Chính trị; khẩn trương trình Quốc hội Nghị quyết và trình Chính phủ chương trình hành động triển khai các nghị quyết 66, 68 của Bộ Chính trị.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP.

Tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ. Chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Hoa Kỳ với phương châm "hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ" và trên tinh thần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam, hướng tới thương mại cân bằng, bền vững, không làm ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Khẩn trương ký kết, triển khai các hợp đồng, mua bán hàng hóa với phía Hoa Kỳ.

Ngoài ra, thực hiện các giải pháp đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, sẵn sàng thích nghi với diễn biến tình hình kinh tế thế giới.

Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Các bộ, cơ quan, địa phương lưu ý đẩy mạnh đầu tư toàn xã hội. Bộ Công Thương chủ trì đẩy mạnh xuất khẩu và đàm phán, mở rộng các thị trường mới; kích cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam, nhất là các sản phẩm OCOP.

Xem thêm
Khoa học khởi động hành trình tái sinh đại dương xanh

Chuỗi sự kiện sắp tới do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức đặt trọng tâm vào công nghệ xanh, thúc đẩy trách nhiệm cộng đồng và tái thiết sinh thái biển.

Bình luận mới nhất