| Hotline: 0983.970.780

'Thủ đô hàng hóa nhỏ' Trung Quốc mong nhập khẩu nông sản Việt Nam

Thứ Ba 03/12/2024 , 12:58 (GMT+7)

LẠNG SƠN Nghĩa Ô được coi là 'thủ đô của hàng hóa nhỏ' trên thế giới mong muốn hợp tác với Việt Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế của cả hai nước.

Ông Lý Duệ, đại diện chính quyền TP Nghĩa Ô (Chiết Giang, Trung Quốc) khẳng định mong muốn hợp tác với Việt Nam không chỉ ở nông sản mà còn ở giáo dục. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Lý Duệ, đại diện chính quyền TP Nghĩa Ô (Chiết Giang, Trung Quốc) khẳng định mong muốn hợp tác với Việt Nam không chỉ ở nông sản mà còn ở giáo dục. Ảnh: Bảo Thắng.

Nghĩa Ô là thành phố thương mại quốc tế đã làm nên nhiều kỳ tích, Chủ tịch Tập Cận Bình đã định vị Nghĩa Ô là 'thủ đô của hàng hóa nhỏ' trên thế giới, theo truyền thông Trung Quốc. Ngày 20/9 năm ngoái, ông Tập đã lần thứ 13 đến thăm và làm việc tại Nghĩa Ô và trao cho Thành phố sứ mệnh mới là trở thành "ví dụ điển hình của hiện đại hóa kiểu Trung Quốc". Ông Tập động viên "Nghĩa Ô, hàng hóa nhỏ nhưng thị trường lớn, cần phải không ngừng làm nên vinh quang mới".

Đại diện chính quyền TP Nghĩa Ô, ông Lý Duệ (Li Rui) cho biết những năm gần đây, thương mại xuất nhập khẩu của Nghĩa Ô đã phát triển nhanh chóng.

Từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, xuất nhập khẩu của Nghĩa Ô đạt 78,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 16,7%. Với mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng được sâu sắc và nâng cao, giao thương giữa Nghĩa Ô và Việt Nam cũng ngày càng chặt chẽ.

10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố Nghĩa Ô với Việt Nam là 893 triệu đô la Mỹ, tăng 25% so với cùng kỳ. Nghĩa Ô sẵn sàng tích cực thực hiện những thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước, thảo luận và thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển kinh tế của cả hai nước.

Tại Diễn đàn Kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam - Trung Quốc tổ chức tại TP Lạng Sơn sáng 3/12, ông Lý đưa ra 3 đề xuất để tăng cường thương mại hai nước:

Thứ nhất, tăng cường giao thương. Khu thương mại hàng hóa nhỏ Nghĩa Ô có diện tích hơn 6,4 triệu m2 với 75 nghìn gian hàng, kinh doanh hơn 2,1 triệu loại hàng hóa, mỗi năm đón hơn 560 nghìn khách hàng nước ngoài đến mua sắm.

TP Nghĩa Ô khuyến khích các doanh nghiệp Nghĩa Ô mở rộng giao thương với Việt Nam. Trong khi đó, các sản phẩm nông sản như hồi, quế của thành phố Lạng Sơn đã được trưng bày ở triển lãm quy mô lớn bậc nhất Chiết Giang.

Nhiều sản phẩm của Việt Nam như bánh đậu xanh, kẹo dừa, hạt điều, vải sấy khô, sầu riêng, mít, thanh long... đã được bày bán tại Nghĩa Ô và nhận được sự yêu mến của người tiêu dùng.

"Chúng tôi mong muốn với cơ sở tốt đẹp này, chúng ta tiếp tục sử dụng mạng lưới kinh tế thương mại hiệu quả và thuận tiện của Nghĩa Ô để hỗ trợ các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc", ông Lý nói.

Người Trung Quốc đến từ nhiều vùng miền tỏ ra thích thú với nông sản Việt Nam được trưng bày ở TP Lạng Sơn. Ảnh: Bảo Thắng.

Người Trung Quốc đến từ nhiều vùng miền tỏ ra thích thú với nông sản Việt Nam được trưng bày ở TP Lạng Sơn. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ hai, tăng cường kết nối vận tải. Nghĩa Ô nằm ở trung tâm địa lý của tỉnh Chiết Giang, là đầu mối giao thông của tuyến đường sắt liên Âu và tuyến đường biển men theo con đường tơ lụa trên bộ và trên biển. Tháng 10/2020, chuyến tàu đầu tiên của tuyến đường sắt liên Âu - Nghĩa Ô - Hà Nội đã chính thức khởi hành, xuất phát từ cửa khẩu Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) đến thủ đô Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên đường sắt này mở tuyến hàng hóa đến các nước Đông Nam Á. Ngoài đường sắt, Nghĩa Ô còn tích cực khai thác các tuyến đường vận chuyển xe tải, hàng không, hàng hải. Để thông suốt logistics trong khu vực và quốc tế, năm ngoái, nhân dịp Hội nghị Tổ chức các thành phố Thế giới, đã đề xuất thành lập Ủy ban logistics. TP Nghĩa Ô chào đón ngày càng nhiều thành phố và doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia để thúc đẩy phát triển kết nối khu vực.

Thứ ba, làm sâu sắc hơn nữa giao lưu thanh niên. Thanh niên là tương lai của sự hợp tác giữa và cũng là động lực phát triển trong tương lai. Từ năm 2018, Nghĩa Ô đã tổ chức "Đồng hành Nghĩa Ô - Đào tạo khởi nghiệp quốc tế cho giới trẻ". Nhờ lợi thế của Nghĩa Ô trong thương mại quốc tế lớn, hệ thống logistics hiệu quả và nền kinh tế thị trường sôi động, Nghĩa Ô cung cấp miễn phí cho các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới các khóa đào tạo về thương mại điện tử xuyên biên giới, thương mại quốc tế, ươm tạo khởi nghiệp, giao lưu văn hóa. Hiện đã có hơn 300 thanh niên xuất sắc từ hơn 70 quốc gia trong đó có Việt Nam tham gia.

"Qua đào tạo, các bạn trẻ đã hiểu sâu sắc hơn về kinh tế Trung Quốc và thương mại quốc tế, tăng cường năng lực sáng tạo và khởi nghiệp. Nhiều bạn đã bước vào ngành thương mại quốc tế, thương mại điện tử xuyên biên giới, thực hiện giấc mơ kinh doanh của mình, đồng thời tạo giá trị cho xã hội. Chúng tôi mong muốn tiếp tục cung cấp cơ hội đào tạo cho giới trẻ Việt Nam, giúp họ theo đuổi ước mơ khởi nghiệp", ông Lý nói.

Xem thêm
Giá tinh bột sắn giảm thấp, khó tiêu thụ

NGHỆ AN Hiện đang cuối vụ sắn, tuy nhiên do giá tinh bột sắn xuống thấp, chỉ còn khoảng 8 đến 8,2 triệu đồng/tấn nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bảo hiểm thất nghiệp là tất yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.

Hai tập đoàn hàng đầu quốc gia ký hợp tác chiến lược toàn diện

HÀ NỘI Ngày 15/4 tại Hà Nội, Petrovietnam và Vinachem ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện, khẳng định vai trò và trách nhiệm của hai tập đoàn nhà nước quan trọng này.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.