| Hotline: 0983.970.780

Thẩm quyền của Chủ tịch xã trong lĩnh vực thủy sản và kiểm ngư

Thứ Sáu 11/07/2025 , 16:40 (GMT+7)

Giao khu vực biển cho cá nhân nuôi trồng thủy sản và công bố mở, đóng cảng cá loại III đều thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã.

Theo Nghị định số 131/2025/NĐ-CP, nhiều thẩm quyền của UBND các cấp trước kia trong lĩnh vực thủy sản và kiểm ngữ được điều chuyển thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã.

Cụ thể, từ 1/7, Chủ tịch xã có thẩm quyền giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam có hồ sơ đăng ký khi cá nhân đó phải chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản được Chủ tịch UBND xã nơi thường trú xác nhận (theo trình tự và thủ tục được hướng dẫn); Công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn quản lý.

Nguồn lợi thủy sản. Ảnh minh họa.

Nguồn lợi thủy sản. Ảnh minh họa.

Đồng thời, Chủ tịch xã có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (theo trình tự và thủ tục được hướng dẫn); Thực hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trong tổ chức xử lý loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị chết không được lưu giữ, bảo quản, chế tác mẫu vật phục vụ nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục phù hợp với tập quán và quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường và kiểm dịch động vật, thực vật; Công bố mở, đóng cảng cá loại III.

Theo Luật Thủy sản 2017, cảng cá loại III là nơi thu hút tàu cá của các địa phương trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; có diện tích vùng đất cảng từ 0,5 ha trở lên; đối với cảng cá tại đảo, diện tích vùng đất cảng phải từ 0,3 ha trở lên; có nhà làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ.

Chủ tịch xã còn có thẩm quyền thẩm định đối tượng được hỗ trợ chính sách, gồm: Các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể, được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt; các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể; các đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm và các đối tượng được hỗ trợ khác.

Riêng Chủ tịch UBND đặc khu (ở tỉnh Khánh Hòa) sẽ thực hiện vai trò Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 11/2023/NĐ-CP.

Chủ tịch xã có thẩm quyền giao khu vực biển cho cá nhân nuôi trồng thủy sản. Ảnh minh họa

Chủ tịch xã có thẩm quyền giao khu vực biển cho cá nhân nuôi trồng thủy sản. Ảnh minh họa

Thủ tục giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Theo Nghị định số 131/2025/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng đến UBND cấp xã bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính; UBND xã trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp, trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 1 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần thiết) và trình Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã, Chủ tịch UBND xã quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng; trường hợp không công nhận và không giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thì có ngay văn bản trả lời, nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.

Trình tự sửa đổi, bổ sung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng

Cũng theo Nghị định số 131/2025/NĐ-CP, trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng đối với trường hợp đổi tên tổ chức cộng đồng; người đại diện tổ chức cộng đồng; quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng gồm các bước sau:

Tổ chức, cá nhân nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng đến UBND xã bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính; UBND xã trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 1 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch UBND xã xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng; trường hợp quyết định không sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.

Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng đối với trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản gồm các bước sau:

Tổ chức, cá nhân nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng đến UBND cấp xã bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính; UBND xã trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 1 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã thông báo nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã và khu dân cư nơi thực hiện đồng quản lý.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần thiết) và trình Chủ tịch UBND xã xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã, Chủ tịch UBND xã quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng; trường hợp không sửa đổi, bổ sung thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Dự án Shoshin Bình Thanh huy động vốn trái phép?

Dự án Shoshin Bình Thanh đang triển khai làm hạ tầng, chưa được phép mở bán nhưng đã thông tin rao bán rầm rộ trên các trang mạng...

Bộ Xây dựng thẩm định cấp phép sai quy hoạch tại dự án Tecco Diamond

Dự án Tecco Diamond được TP. Hà Nội công nhận kết quả trúng đấu giá với chỉ tiêu quy hoạch cao 25 tầng nhưng Bộ Xây dựng lại thẩm định bổ sung 2 tầng hầm.

Bị phạt vì mua, tàng trữ 107 tấn khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp

UBND tỉnh Nghệ An vừa Quyết định xử phạt một cá nhân số tiền 50 triệu đồng vì hành vi mua bán, tàng trữ hơn 107 tấn khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Bình luận mới nhất