| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm

Thứ Hai 28/07/2025 , 22:02 (GMT+7)

GRDP Quảng Ngãi 6 tháng đầu năm tăng 11,51%, cao hơn mức 7,52% toàn quốc. Thu ngân sách gần 17.000 tỷ đồng nhờ công nghiệp tăng tốc và nhiều chỉ số kinh tế khởi sắc.

Tăng trưởng kỷ lục, Quảng Ngãi khẳng định vị thế dẫn đầu

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Quảng Ngãi (cũ) ước đạt 12,4%, cao nhất cả nước trong số 63 tỉnh, thành (cũ). Đây là mức tăng cao nhất so với 6 tháng cùng kỳ trong vòng 5 năm qua. 

Ngay cả khi hợp nhất hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, tăng trưởng GRDP của tỉnh Quảng Ngãi (mới) trong 6 tháng đầu năm vẫn giữ mức dẫn đầu cả nước, ước đạt 11,51%.

Cùng với tốc độ tăng trưởng kỷ lục, quy mô kinh tế toàn tỉnh đạt hơn 67.300 tỷ đồng, thu ngân sách gần 17.000 tỷ đồng, trong đó riêng khu vực Quảng Ngãi cũ đóng góp hơn 15.000 tỷ đồng, củng cố vững chắc vai trò trung tâm trong vùng kinh tế động lực miền Trung – Tây Nguyên.

Quảng Ngãi sau khi hợp nhất với Kon Tum đang dần khẳng định vai trò trung tâm mới của vùng kinh tế động lực Trung – Tây Nguyên, với công nghiệp đóng vai trò đầu tàu. Ảnh: H. Minh.

Quảng Ngãi sau khi hợp nhất với Kon Tum đang dần khẳng định vai trò trung tâm mới của vùng kinh tế động lực Trung – Tây Nguyên, với công nghiệp đóng vai trò đầu tàu. Ảnh: H. Minh.

Công nghiệp Quảng Ngãi bứt phá ngoạn mục

Để đạt tốc độ tăng trưởng GRDP ấn tượng và dẫn đầu cả nước, công nghiệp – xây dựng đóng vai trò đầu tàu, mang lại hơn 27.600 tỷ đồng, chiếm gần 41% GRDP toàn tỉnh. Đặc biệt, riêng ngành công nghiệp đóng góp gần 24.860 tỷ đồng, tương đương 36,89% GRDP, thể hiện rõ sức bật mạnh mẽ từ nền sản xuất.

Tăng trưởng công nghiệp được thúc đẩy bởi loạt ngành công nghiệp cấp II tăng tốc vượt kỳ vọng: Sản xuất kim loại tăng tới 39,96%; sản xuất và phân phối điện tăng 36,84%; sản xuất trang phục tăng 22,99%; riêng ngành thoát nước và xử lý nước thải ghi nhận mức tăng kỷ lục 51,17% những con số khẳng định tầm vóc và tốc độ "chuyển mình" mạnh mẽ của một cực tăng trưởng mới đang hình thành rõ nét tại miền Trung.

Tâm điểm của cú hích công nghiệp đến từ Khu kinh tế Dung Quất, trái tim là Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sau hơn 15 năm vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất trên 96 triệu tấn sản phẩm, tạo ra gần 1,7 triệu tỷ đồng doanh thu và đóng góp hơn 226.000 tỷ đồng ngân sách, tương đương 9 tỷ USD, gấp 3 lần tổng vốn đầu tư ban đầu.

Theo Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, trong năm nay, hoạt động sản xuất tại khu vực này đang duy trì ổn định, nhiều doanh nghiệp đã ký kết thêm hợp đồng xuất khẩu mới, đặc biệt ở các lĩnh vực mũi nhọn như lọc hóa dầu, thép, dệt may và da giày. Riêng ngành may mặc và da giày, các đơn hàng đã được ký kết đảm bảo việc làm cho hơn 10.000 lao động đến hết 2026. 

Quảng Ngãi đặt kỳ vọng ngành công nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2025, dựa trên nền tảng các dự án trọng điểm đang được triển khai và vận hành hiệu quả. Ảnh: QĐND.

Quảng Ngãi đặt kỳ vọng ngành công nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2025, dựa trên nền tảng các dự án trọng điểm đang được triển khai và vận hành hiệu quả. Ảnh: QĐND.

Cùng với Dung Quất, khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi tiếp tục là điểm sáng FDI, ghi nhận 44 dự án với tổng vốn gần 1,5 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 34.000 lao động chỉ sau một thập kỷ hoạt động.

Từ thành công sau 10 năm đầu tư tại Quảng Ngãi, VSIP Quảng Ngãi quyết định đầu tư VSIP thứ 2 tại địa phương và đã khởi công quý I năm 2025 với quy mô khoảng gần 500ha. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 3.737 tỷ đồng, dự kiến thu hút khoảng 49 ngàn lao động.

Không chỉ có vốn ngoại, dòng vốn trong nước cũng đang đổ mạnh vào Quảng Ngãi. Tập đoàn Hòa Phát hiện đang triển khai 8 dự án lớn tại Khu kinh tế Dung Quất với tổng vốn khoảng 180.000 tỷ đồng. Trọng điểm là dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất và Dung Quất 2, với tổng mức đầu tư trên 171.000 tỷ đồng.

Khi Dung Quất 2 đi vào hoạt động, Hòa Phát sẽ nâng năng lực sản xuất lên 14 triệu tấn thép/năm, qua đó gia nhập Top 30 doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất thế giới ngay trong năm 2025.

Ông Nguyễn Hoàng Giang - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi khẳng định: “Trong năm 2025, Quảng Ngãi kỳ vọng ngành công nghiệp tiếp tục phát triển ở mức cao hơn, trên cơ sở Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hoạt động 100% công suất, không tạm dừng để bảo dưỡng kỹ thuật máy móc định kỳ như năm 2024; dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát dung Quất 2 bước đầu đi vào hoạt động, tạo thêm sản phẩm; Đề án Trung tâm Lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất đi vào triển khai thực hiện sẽ tạo ra động lực mới cho tỉnh thu hút đầu tư các dự án về lọc hóa dầu, năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch, các dịch vụ cung ứng năng lượng”. 

Bất động sản Quảng Ngãi đón vận hội mới

Giữ vị trí dẫn đầu cả nước về tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong 6 tháng đầu năm 2025, Quảng Ngãi đang từng bước chuyển mình thành tâm điểm mới trên bản đồ bất động sản miền Trung. Sức bật từ nền kinh tế bứt tốc, cộng hưởng với làn sóng đầu tư công nghiệp quy mô lớn, đã và đang mở ra một vận hội mới cho thị trường địa ốc địa phương.

An Điền Phát là một trong số những dự án bất động sản tại Quảng Ngãi được đầu tư bài bản, đón đầu làn sóng phát triển đô thị và công nghiệp địa phương. Ảnh: Dự án An Điền Phát.

An Điền Phát là một trong số những dự án bất động sản tại Quảng Ngãi được đầu tư bài bản, đón đầu làn sóng phát triển đô thị và công nghiệp địa phương. Ảnh: Dự án An Điền Phát.

Một trong những động lực then chốt là sự mở rộng nhanh chóng của các đầu tàu công nghiệp như khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi (Sơn Tịnh), khu kinh tế Dung Quất (Bình Sơn), cùng hệ thống các khu, cụm công nghiệp vệ tinh đang phát triển tại Bình Sơn, Sơn Tịnh và Tư Nghĩa,… Sự hiện diện ngày càng rõ nét của lực lượng lao động, chuyên gia và các doanh nghiệp kéo theo nhu cầu nhà ở, mặt bằng thương mại, kho bãi và văn phòng tăng vọt. Những khu vực liền kề các trục phát triển công nghiệp đang trở thành "điểm sáng" đầu tư mới, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ nhà đầu tư cá nhân lẫn các doanh nghiệp phát triển dự án.

Về mặt chính sách, tỉnh Quảng Ngãi đang quyết liệt triển khai chiến lược phát triển hạ tầng công nghiệp. Theo định hướng đến năm 2030, riêng Quảng Ngãi (cũ) có 10 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 6.648 ha, được đầu tư đồng bộ, hiện đại, mở rộng không gian thu hút vốn FDI và các nhà đầu tư thứ cấp. Đây chính là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế là động lực chính cho thị trường bất động sản tăng tốc trong giai đoạn tới.

Với những lực đẩy từ kinh tế, công nghiệp bứt phá, Quảng Ngãi được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những thị trường bất động sản công nghiệp, đô thị phát triển năng động nhất miền Trung, nơi các nhà đầu tư có thể đón đầu cơ hội và kiến tạo giá trị dài hạn.

Xem thêm
Xuất khẩu sầu riêng phục hồi trở lại

Sau khi giảm mạnh trong những tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đang có sự phục hồi mạnh trở lại, kéo theo sự phục hồi của xuất khẩu rau quả.

Bảo hiểm thất nghiệp: Lợi ích kép cho người lao động và doanh nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là ‘bệ đỡ’ an sinh cho người lao động lúc mất việc mà còn hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

Mở tài khoản doanh nghiệp online với VietinBank eFAST

Chỉ vài phút trên điện thoại, doanh nghiệp đã sẵn sàng giao dịch với tài khoản thanh toán online (eKYC) từ VietinBank eFAST! Không cần hồ sơ giấy, không cần đến quầy, VietinBank mang đến trải nghiệm ngân hàng số hiện đại dành cho doanh nghiệp.

[Bài 5]: Gợi mở cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Bên cạnh chính sách, nền nông nghiệp của một số quốc gia đã cất cánh nhờ biết đặt doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân kiến tạo chuỗi giá trị.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Chuyển khoản bị treo 30 phút, ngân hàng phải báo cáo

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Bình luận mới nhất