Ông trâu số 08 giành chức vô dịch Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2022
Chủ Nhật 04/09/2022 , 20:20 (GMT+7)Sáng 4/9 (tức 9/8 Âm lịch), lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2022 chính thức trở lại với sự tham gia của 16 "ông trâu" đến từ 6 phường. Trải qua 3 vòng đấu đầy kịch tính, ông trâu số 08 đến từ phường Bàng La (Đồ Sơn-Hải Phòng) đã xuất sắc vượt qua các đối thủ để giành chức vô địch.
Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn - Hải Phòng 2022, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được UBND quận Đồ Sơn tổ chức trở lại sau 2 năm tạm dừng do dịch bệnh Covid-19. Lễ hội diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm.

Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2022 gồm 2 phần: phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ diễn ra từ ngày 27/8/2022 (tức 1/8 Âm lịch) đến ngày 5/9/2022 (tức ngày 10/8 Âm lịch). Phần Hội được tổ chức ngày 4/9/2022 (tức ngày 9/8 Âm lịch) tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm nay diễn ra đúng dịp nghỉ lễ mùng 2/9 nên đây cũng là cơ hội rất lớn để quảng bá hình ảnh du lịch Đồ Sơn đến với đông đảo du khách khắp mọi miền tổ quốc.

Để có những miếng đánh hiểm, đẹp mắt cống hiến cho người xem và du khách, các chủ trâu tại Đồ Sơn phải chuẩn bị rất công phu trong khoảng thời gian gần một năm trời để tuyển chọn các ông trâu với những tiêu chí hết sức khắt khe. Thông thường, sau Tết Nguyên đán, các chủ trâu bắt đầu cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để mua trâu, có khi họ phải lặn lội hằng tháng trời vào các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, thậm chí lên tận Tuyên Quang, Bắc Cạn, thậm chí sang cả các nước lân cận như: Lào, Campuchia... mới tìm được những ông trâu vừa ý.



Và không phụ lòng mong đợi, Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2022 đã diễn ra với các kháp đấu vô cùng kịch tính, “mãn nhãn” người xem và trinh phục được hầu hết các khán giả có mặt trên sân.


Sau đây là một số hình ảnh, phóng viên Báo TN&MT ghi nhận tại Lễ chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2022:



.jpg)
.jpg)





.jpg)

Việt Nam - nhìn từ Nhật Bản, cảm từ trái tim
Cuốnsách 'Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản' giàu có tri thức và văn hóa Việt, là tâm huyết của một giáo sư người Nhật nhiều năm gắn bó với Việt Nam.

Ngàn năm trà Việt trăm niềm suy tư
Ngàn năm trà Việt không chỉ là câu chuyện một loại nông sản mà còn chứa đựng câu chuyện một thói quen sản xuất và tiêu dùng đã tạo nên nếp sống văn hóa.

Âm nhạc Hoàng Vân cho muôn đời sau
Tầm vóc và di sản Nhạc sĩ Hoàng Vân là một tượng đài nghệ thuật, bác học và đại chúng, giàu cảm xúc và bền lý trí, sống mãi với thời gian.

Họa sĩ Lê Thiết Cương trở về miền tối giản riêng mình
Họa sĩ Lê Thiết Cương vừa trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 63, vào lúc 18’55 ngày 17/7 tại Hà Nội, sau một thời gian chống chọi với bạo bệnh.

'Đường Văn' - một con đường mới, đẹp và hấp dẫn
Với việc xã hội hóa đầu tư sáng tác văn học, 'Đường Văn' được hình dung khá gập ghềnh, nhưng đó là một con đường mới, đẹp và hấp dẫn.

Người chơi tranh viết sách tri ân người vẽ tranh
Người chơi tranh và người vẽ tranh đôi khi hình thành quan hệ đặc biệt, như trường hợp tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng và họa sĩ Phạm Lực, với ‘Cây cọ được Chúa cầm tay’.