| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tép trên ruộng lúa

Thứ Sáu 04/10/2013 , 10:25 (GMT+7)

Lần đầu tiên có nông dân thực hiện mô hình nuôi tép đồng trên chân ruộng lúa mang lại hiệu quả khá cao trong mùa lũ.

Lần đầu tiên có nông dân thực hiện mô hình nuôi tép đồng trên chân ruộng lúa mang lại hiệu quả khá cao trong mùa lũ. Đó là mô hình của anh Huỳnh Chấn Kim ở khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hoà, TP. Long Xuyên (An Giang).

Theo lời giới thiệu của Hội Nông dân phường Mỹ Hoà tôi đã tìm đến nhà anh Huỳnh Chấn Kim, trong lúc anh đang chăm sóc đàn tép đồng sau nhà. Anh Kim hồ hởi cho biết: "Trước đây sống bằng nghề nuôi ếch, nhưng mấy năm nay giá cả không ổn định, tiền thức ăn lại tăng cao nên nuôi ếch không còn lời như trước. Tôi tìm các mô hình mới thử nghiệm rút ra cách làm riêng cho mình.

Tháng 7 vừa qua cũng là con nước đầu mùa lũ, nên lượng tép đồng bán nhiều ở các chợ nông thôn. Thấy tép có mang trứng tôi suy nghĩ nuôi con này sẽ không đụng hàng và chi phí đầu tư thấp, bán sẽ được giá cao ở những tháng mùa khô".


Anh Huỳnh Chấn Kim rải thức ăn viên công nghiệp nuôi tép

Ban đầu anh Kim mua 3 kg tép giống ở ngoài chợ giá (50.000 đ/kg) về thả thử trong 10 công đất nằm giữa cánh đồng Lung Mây. Ruộng được anh chia ra thành nhiều vuông để nuôi tép, trong đó có khoảng 5 công trồng bông súng và thả cá. Anh Kim nói, thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ bông súng chậm, anh mới nhổ bỏ dần và dự tính bày chuyện khác.

Với kinh nghiệm có sẵn, anh cho tép ăn bằng thức ăn viên công nghiệp và thỉnh thoảng pha trộn ốc bươu vàng xay nhuyễn. Tỉ lệ hao hụt không đáng bao nhiêu. Bắt đầu 1 tuần lễ quen dần với môi trường nước, mỗi lần thả thức ăn xuống, tép nổi lên ăn.

Anh Kim cho biết thêm, do dựa vào môi trường tự nhiên, xét thấy bông súng và mã đề thích hợp trên mặt ruộng, anh quyết định giữ lại cho tép để có nơi trú ẩn.

Lúc đầu thả tép xuống ao nuôi được 30 - 35 ngày, công việc chăm sóc vẫn diễn ra bình thường. Sau hơn 2 tháng, anh Kim mới bắt đầu đặt lợp thử, kết quả thu hoạch lần đầu tiên thật bất ngờ. Đêm đầu tiên, anh đặt lợp được khoảng 5 kg, bán được giá từ 80.000 - 100.000 đ/kg tùy theo loại lớn nhỏ.

Hằng ngày gia đình anh bắt tép đi bán đem lại doanh thu từ 400 -500 ngàn đồng. Sau thời gian chừng 15 ngày, sản lượng tép lớn bắt được có phần giảm. Thấy vậy, anh ngưng thu hoạch khoảng 1 tuần lễ, sau đó mới đặt lợp tiếp tục.

Con tép đồng (tép rong) ở môi trường thiên nhiên đẻ nhiều, trưởng thành rất nhanh, phát triển tốt. Vả lại, vuông ruộng của anh mặt bằng sẵn có, nào là trồng bông súng, mã đề trông rất tự nhiên thích hợp với tép đồng.

Tuy mới nuôi tép trên chân ruộng lần đầu tiên, nhưng qua tiếp cận cận kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản nhiều năm, nông dân Huỳnh Chấn Kim đã sớm rút ra được hiệu quả mô hình.

Trên vuông 5 công đất nuôi tép, anh còn thả thêm cua đồng. Đây là hình thức xen canh, lấy ngắn nuôi dài, bước sang mùa khô năm tới (tháng hai, tháng ba âm lịch) mới thu hoạch cua. Trước mắt, anh thả tép đồng nuôi thêm diện tích khoảng 2,5 công đất.

Với diện tích trên 10 công đất ruộng có sẵn bờ bao, anh bố trí thêm khu vực nuôi ba ba giống, trồng bông súng, mã đề, nuôi tép và cua. Nhưng mô hình nuôi ghép con tép đang mang lại hiệu quả cao và độc đáo nhất.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.