| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp California lao đao vì chính sách thuế mới

Thứ Ba 15/04/2025 , 08:49 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp trị giá 59 tỷ USD của California đứng trước nguy cơ gián đoạn nghiêm trọng khi Mỹ đối đầu với Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn của bang.

Ngành nông nghiệp California có thể thiệt hại 6 tỷ USD mỗi năm 

Là “vựa nông sản” của nước Mỹ, California hiện cung cấp khoảng 1/3 lượng rau và 75% trái cây, hạt tiêu thụ tại Mỹ. Năm 2022, bang xuất khẩu gần 24 tỷ USD nông sản, phần lớn sang các thị trường quốc tế như Trung Quốc. Do đó, khi Trung Quốc áp thuế trả đũa, nông dân California bị ảnh hưởng nặng nề.

Ruộng nho bạt ngàn ở miền Trung California. Ảnh minh hoạ.

Ruộng nho bạt ngàn ở miền Trung California. Ảnh minh hoạ.

Các chuyên gia tại Đại học California, Davis cảnh báo, nếu một cuộc chiến thương mại mới nổ ra, California có thể thiệt hại tới 6 tỷ USD mỗi năm và mất 1/4 giá trị xuất khẩu nông sản. “Điều này sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền trên toàn bang, từ các vườn hạnh nhân lớn ở Central Valley đến những vườn nho nhỏ ở vùng rượu vang", ông Colin Carter, chuyên gia kinh tế nông nghiệp tại Đại học California, Davis, nhận định.

Dù Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết có thể đưa ra các gói viện trợ cho nông dân bị ảnh hưởng, chính phủ liên bang vẫn không đủ khả năng hỗ trợ nếu Trump tiếp tục cắt giảm nhân sự, chương trình và ngân sách.

Trước đó, cuộc chiến thương mại đầu tiên dưới thời Trump, Trung Quốc đã trả đũa bằng cách đánh thuế nặng vào các mặt hàng chủ lực như hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười... Giá cả sụt giảm, diện tích canh tác bị thu hẹp khiến nhiều sản xuất và trang trại phải bán tháo hoặc phá sản.

Theo một nghiên cứu năm 2022 của Đại học California, Davis, cuộc chiến thương mại này đã gây thiệt hại 27 tỷ USD cho nông nghiệp Mỹ, riêng nông dân trồng hạt ở California tổn thất lên đến khoảng 880 triệu USD. Dù Chính phủ Trump lúc đó có tung ra gói hỗ trợ 12 tỷ USD, nhưng phần lớn lại đổ dồn về các bang Trung Tây, trong khi nông dân California gần như bị bỏ rơi.

“Cuộc chiến thương mại đầu tiên là một thảm họa cho nông nghiệp California, đặc biệt là các nhà xuất khẩu hạt", ông Colin Carter, cho biết. “Giá hạt dẻ cười và hạnh nhân chỉ mới bắt đầu hồi phục, nhưng giờ đây thuế quan lại còn cao hơn".

Ngành hạnh nhân California đối mặt với nguy cơ mất thị phần

Trong khi vẫn đang vật lộn với các hiện tượng thời tiết cực đoan làm tổn hại mùa màng và các quy định hạn chế về nước, nông dân California còn chịu áp lực từ chính sách cắt giảm ngân sách nông nghiệp, siết chặt lao động nhập cư và ngừng tài trợ nghiên cứu dưới thời Trump.

76% lượng hạnh nhân tiêu thụ trên thế giới đến từ bang California, Mỹ. Ảnh minh họa.

76% lượng hạnh nhân tiêu thụ trên thế giới đến từ bang California, Mỹ. Ảnh minh họa.

Vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành hạnh nhân ở California, vốn chiếm 76% lượng hạnh nhân tiêu thụ trên thế giới với 3/4 sản lượng được xuất khẩu hàng năm. Trong khi Úc, nhà sản xuất lớn thứ hai, khẳng định có thể đáp ứng nhu cầu của các quốc gia không muốn trả mức giá cao hơn.

Những nhà sản xuất hạnh nhân nhận thức rõ rủi ro và kêu gọi chính quyền Trump cân nhắc kĩ trước khi ra quyết định. Ông Rick Kushman, phát ngôn viên của Hội đồng Hạnh nhân California, cho biết đang “theo dõi chặt chẽ tác động” từ các mức thuế trả đũa cũng như thuế của Mỹ lên các nguyên vật liệu nhập khẩu của ngành công nghiệp này.

“Hạnh nhân là sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu của California, với giá trị kinh tế đạt 5,8 tỷ đô vào năm 2024”, bà Alexi Rodriguez, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội Hạnh nhân California (Almond Alliance), viết trong thư gửi Bộ trưởng Nông nghiệp Brooke Rollins và Đại diện Thương mại Jamieson Greer vào tháng Ba.

“Khi Mỹ áp thuế, các mức thuế trả đũa có thể gây gián đoạn nghiêm trọng xuất khẩu hạnh nhân của Mỹ và làm giảm giá tại nông trại, chuyển thị phần sang các đối thủ cạnh tranh khác", bà Alexi Rodriguez nói và nhấn mạnh, ngành hạnh nhân California đóng góp hơn 9 tỷ đô cho nền kinh tế bang.

Bất chấp những rủi ro từ chính sách thuế quan mới, một số nông dân California vẫn ủng hộ Trump với niềm tin rằng Tổng thống sẽ thực hiện cam kết cải thiện nguồn nước – yếu tố sống còn với ngành nông nghiệp tại bang này.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Ứng dụng tàu vũ trụ đo hàm lượng carbon rừng

Các nhà khoa học châu Âu đang xây dựng bản đồ 3D đo hàm lượng carbon tại các khu rừng xa xôi và khó tiếp cận bằng cách ứng dụng tàu vũ trụ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.