| Hotline: 0983.970.780

Nông dân vùng cao hào hứng với máy gặt đập liên hợp

Thứ Hai 07/06/2021 , 10:40 (GMT+7)

Trước đây, mỗi sào lúa phải thuê 2-3 người gặt với giá 200 nghìn đồng/người/ngày. Nay, chưa đến 15 phút, 3 sào lúa đã gặt xong, tiền dịch vụ chỉ mất 180 nghìn đồng/sào.

Những ngày này, nông dân huyện Lục Yên (Yên Bái) đang khẩn trương xuống đồng thu hoạch lúa đông xuân. Để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, bà con đã đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch, giúp nông dân thu hoạch nhanh hơn, giảm nhân công lao động, tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Chưa đến 15 phút, hơn 3 sào lúa của gia đình chị Phùng Thị Linh ở thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô (huyện Lục Yên) đã được gặt xong và đóng bao, gia đình chỉ việc đem về nhà. Nếu như trước đây, để thu hoạch được 1 sào lúa, gia đình phải thuê từ 2 người gặt với giá 200 nghìn đồng/người/ngày thì bây giờ thuê gặt bằng máy 1 sào chỉ mất 180 nghìn đồng, tiết kiệm được 220 nghìn đồng/sào. Thêm vào đó, thời gian thu hoạch cũng nhanh hơn, trong vòng 1 ngày đã thu hoạch xong mấy sào lúa thay vì cả tuần như trước đây.

Máy gặt đập liên hợp mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Ảnh: Khắc Điệp.

Máy gặt đập liên hợp mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Ảnh: Khắc Điệp.

Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp cũng giúp tránh được những bất lợi do thời tiết, chủ động thời gian cho sản xuất vụ sau. Ưu điểm của các loại máy gặt đập liên hợp là thu hoạch nhanh với thời gian từ 15-20 phút/sào, lúa lại sạch, chỉ việc đóng bao đem về phơi.  

Trước đây, vào vụ thu hoạch, nông dân phải tập trung hết nhân lực, nhiều gia đình phải đi thuê thêm người thực hiện các công đoạn như gặt, vận chuyển, tuốt lúa để thu hoạch cho kịp thời vụ. Đến nay, máy móc đã thay thế sức người, vào vụ gặt mỗi gia đình chỉ cần 2-3 người đứng chờ để chở lúa về nhà.

Với những gia đình có nhiều lao động đi làm tại các khu công nghiệp, việc đưa máy gặt vào thu hoạch lúa đã khắc phục được việc thiếu lao động trong lúc mùa vụ bận rộn, giúp bà con đẩy nhanh tiến độ, kịp thời giải phóng đất để sản xuất vụ mùa.

Thấy được tiện ích và hiệu quả của việc cơ giới hóa khi sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch lúa và nhu cầu sử dụng loại máy này ngày càng cao, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Lục Yên đã mạnh dạn đầu tư mua máy gặt đập liên hợp để làm dịch vụ. Đến nay trên địa bàn huyện có khoảng trên 20 máy gặt đập liên hợp.

Ông Trần Quốc Tuấn, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Lục Yên cho biết: Nhờ đưa cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa, đã xử lý triệt để nguồn rơm rạ, lúa sau khi được tuốt ra đóng bao, thân rạ được máy cắt nhỏ để trên ruộng, rất tiện cho nông dân khi làm đất chuẩn bị cho vụ tiếp theo. Hạn chế được tình trạng rơm chất đống tràn làn trên đường, cũng như việc đốt rơm ra gây ô nhiễm môi trường.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

31 con lợn chết bất thường, Lâm Đồng siết chặt phòng dịch

Lâm Đồng siết chặt phòng chống dịch sau khi phát hiện đàn lợn chết bất thường tại xã Bảo Lâm 1, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất