* Sau khi qua đời, Thành Cát Tư Hãn được chôn cất ở đâu?
Nguyễn Duy Hưng, Phù Cát, Bình Định
Tôi đã có dịp đến thăm khu di tích kỷ niệm Thành Cát Tư Hãn, một khu du lịch rất hấp dẫn du khách vì quy mô rất lớn được xây dựng ở Khu tự trị Nội Mông Cổ (Trung Quốc).
Thành Cát Tư Hãn sinh ra với tên Thiết Mộc Chân khoảng năm 1155/1162/1167 và mất ngày 18 tháng 8 năm 1227, là Hãn vương của Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc (1271–1368) sau khi lật đổ triều đại Nam Tống.
Năm 1271 sau khi lập ra nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, là những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra Đế quốc Môgôn ở Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ 17 cho đến khi bị người Trung Quốc thống nhất lại thành khu tự trị Nội Mông Cổ (phía nam nước Mông Cổ hiện nay).
Trước khi chết, Thành Cát Tư Hãn đã chia đế chế của ông cho bốn người con trai. Truật Xích là lớn nhất, nhưng đã chết và quan hệ huyết thống của ông ta cũng bị nghi ngờ, vì thế những vùng đất xa xôi nhất của đế quốc như miền nam Ruthenia đã được chia cho các con của ông này là Bạt Đô thủ lĩnh của Thanh Trướng hãn quốc, và Oát Nhi Đáp (Orda), thủ lĩnh của Bạc Trướng hãn quốc. Sát Hợp Đài (Chagatai) là con trai thứ hai, nhưng là người nóng nảy được chia vùng Trung Á và bắc Iran. Oa Khoát Đài (Ogedei), con trai thứ ba là Đại hãn và nhận được Trung Quốc. Đà Lôi (Tolui), trẻ nhất, nhận Mông Cổ.
Trên giường bệnh năm 1227, Thành Cát Tư Hãn phác thảo kế hoạch cho Đà Lôi, sau kế hoạch này được những người kế vị sử dụng để triệt hạ dứt điểm nhà Kim. Trong chiến dịch cuối cùng của mình chống lại nhà Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn đã chết vào ngày 18 tháng 8 năm 1227. Nguyên nhân cái chết của ông vẫn chưa được sáng tỏ, nhiều người cho rằng do ông ngã ngựa vì tuổi già và suy giảm thể lực hay sự ám sát từ phía kẻ thù. Biên niên sử Galicia-Volhynia cho rằng ông bị những người Đảng Hạng giết chết, tuy nhiên đến ngày nay vẫn chưa ai biết rõ. Sau khi ông ta chết, thân xác ông được đưa về Mông Cổ và được cho là mang về nơi ông sinh ra ở aimag Khentii, là nơi mà nhiều người cho rằng ông đã được hỏa thiêu ở một nơi nào đó gần sông Onon.
Đoàn hộ tống lễ tang đã giết hết mọi người và tiêu hủy mọi thứ lạc vào đường của họ tới nơi thiêu xác ông để không ai có thể khám phá ra nơi họ chôn cất người lãnh tụ đáng kính của mình. Trong đám tang của ông (để giữ bí mật) người ta cho rằng đã có ít nhất 40 cung nữ đã bị hỏa thiêu cùng với ông, vì thế ngay cả các bà mẹ của họ cũng không thể xác định được nơi mà các cung nữ đã bị thiêu. Lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn là nơi tưởng niệm ông, nhưng không phải là nơi chôn cất ông ta. Vào ngày 6 tháng 10 năm 2004, người ta đã cho là tìm thấy "cung điện Thành Cát Tư Hãn", được cho là khu mộ của ông.