| Hotline: 0983.970.780

Những chi tiết đặc biệt về cúp vàng World Cup

Chủ Nhật 13/07/2014 , 21:15 (GMT+7)

Trước khi thưởng thức trọn vẹn trận chung kết Wolrd Cup, hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về chiếc cúp vàng thế giới, danh hiệu mà bất cứ cầu thủ nào cũng ao ước được một lần chạm tay vào.

1. Chiếc cúp tiền nhiệm của chiếc cúp vàng thế giới hiện tại mang tên Coupe Jules Rimet. Chiếc cúp này được sử dụng từ kỳ World Cup đầu tiên vào năm 1930 cho đến World Cup 1970. Tại giải vô địch thế giới này, Brazil lần thứ 3 bước lên ngôi vô địch và giành Coupe Jules Rimet vĩnh viễn theo quy định của FIFA. Trước thế chiến thứ hai, cúp vàng này được gọi với cái tên World Cup (cúp thế giới) nhưng sau này được đổi thành cúp Jules Rimet, nhằm vinh danh cựu chủ tịch FIFA, người đã khai sinh ra giải vô địch bóng đá thế giới.

2. Chiếc cúp được sử dụng trong 4 thập niên đầu tiên của giải vô địch thế giới khắc hình nữ thần Nike, vị thần chiến thắng của Hy Lạp và có chiều cao 35cm. Vì trải qua giai đoạn thăng trầm của lịch sử thế giới trong thế kỷ 20 nên Coupe Jules Rimet cũng nhiều lần rơi vào tình cảnh trớ trêu. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhà vô địch World Cup 1938 Italia được quyền giữ chiếc cúp. Ottorino Barassi, phó chủ tịch FIFA đã phải bí mật giấu chiếc cúp danh giá trong hộp đựng giày dưới gầm giường của ông để tránh bị lấy đi.

3. Trước thềm World Cup 1966 , nhằm mục đích quảng bá bóng đá và chiếc cúp Jules Rimet, Liên đoàn bóng đá Anh đã đem chiếc cúp này trưng bày tại triển lãm tại quảng trường trung tâm Westminster. Kết quả là chiếc cúp vô địch bóng đá thế giới bị đánh cắp. May mắn thay chiếc cúp được tìm thấy chỉ 7 ngày sau, khi được chôn dưới chân rào khu vườn ngoại ô Upper Norwood, phía nam Londo bởi chú chó Pickles.

Năm 1983, 13 năm sau lần đầu tiên bị đánh cắp, chiếc cúp thời điểm bấy giờ thuộc quyền sở hữu của liên đoàn bóng đá Brazil, lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng bị đánh cắp. Cho đến nay, nguyên bản chiếc cúp Jules Rimet vẫn chưa được tìm thấy và có lẽ đã bị nấu chảy. Brazil sau đó đã cho đúc bản sao thay thế do Eastman Kodak chế tác và sử dụng 1,8 kg vàng.

4. Kể từ World Cup 1974 tại Đức đến nay, chiếc cúp vô địch thế giới được sử dụng mang tên FIFA World Cup. Chiếc cúp cao 36,5 cm, được làm bằng khoảng 6kg vàng 18 carat. Không giống như cúp Julet Rimes, FIFA sẽ giữ bản gốc tại Zurich và chiếc cúp được trao luân lưu cho các đội đăng quang tại World Cup. Sau đó, đội vô địch chỉ nhận được bản sao mạ vàng chứ không phải bằng vàng khối như chiếc cúp thật.

5. Ngoại trừ một số nhân viên của FIFA, chỉ có nguyên thủ quốc gia hoặc các cầu thủ của những đội bóng vô địch thế giới được phép chạm tay vào chiếc cúp vàng thế giới. Từ năm 1974 đến nay, chỉ có khoảng 220 cầu thủ có vinh dự được chạm vào chiếc cúp danh giá nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.

 

Xem thêm
Nghi lễ nông nghiệp được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu (TP Huế) là nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu, phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa con người - thiên nhiên - thần linh.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp thu vé tham quan

Từ ngày 12/4/2025, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Đánh thức tiềm năng du lịch đường sông ở Hải Phòng: [Bài 2] Triển khai đồng bộ bốn giải pháp căn cơ

Tiềm năng du lịch đường thủy ở Hải Phòng rất lớn, có thể tận dụng lợi thế từ cảng biển để phát triển du lịch đặc thù gắn với bảo vệ môi trường.

Vật liệu cũ ‘kể chuyện mới’

Vườn hoa Diên Hồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ ‘kể chuyện mới’ với một không gian nghệ thuật đầy màu sắc, được tạo dựng hoàn toàn từ vật liệu cũ.

Bình luận mới nhất