| Hotline: 0983.970.780

Nhiệt độ nóng hơn làm tăng nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch

Thứ Hai 14/04/2025 , 10:50 (GMT+7)

Theo báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA),năm 2024, nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng gần gấp đôi so với mức trung bình 10 năm trước đó. 

Báo cáo của IEA công bố cuối tháng 3/2025 cho biết, 2024 tiếp tục là năm có mức nhiệt tăng cao nhất từng được ghi nhận. Đáng chú ý, trong năm 2024, mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lần đầu tiên vượt giới hạn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tương tự, nhu cầu năng lượng toàn cầu cũng tăng mạnh, gần gấp đôi so với mức trung bình 10 năm trước đó. 

Khi thời tiết nóng hơn, nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát như điều hòa cũng tăng lên. Xu hướng này đang gây áp lực lên lưới điện. Do đó, để đảm bảo đủ nguồn điện, nhiều công ty đã phải dùng tới nhiên liệu hóa thạch, bao gồm than và khí tự nhiên, để sản xuất thêm điện.

Các chuyên gia cảnh báo, xu hướng này đang tạo ra một vòng tuần hoàn đáng lo ngại đó là nhu cầu nhiên liệu hóa thạch, vốn là một trong những nguồn phát thải lớn gây biến đổi khí hậu, tăng trở lại khi thế giới tiếp tục nóng lên. Xu hướng này đang làm chậm tiến trình chuyển đổi lưới điện sang sử dụng năng lượng tái tạo, phát thải thấp, thân thiện với môi trường.

Theo báo cáo IAE, mức tăng nhiệt độ và nhu cầu năng lượng tỷ lệ thuận với nhau. Ảnh: Reuters. 

Theo báo cáo IAE, mức tăng nhiệt độ và nhu cầu năng lượng tỷ lệ thuận với nhau. Ảnh: Reuters. 

Nhiệt độ cao dẫn đến việc đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn

Một yếu tố chính làm tăng nhu cầu điện toàn cầu vào năm 2024 là nhiệt độ tăng cao, đặc biệt là các đợt nắng nóng kỷ lục ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ, báo cáo IAE chỉ ra. Mùa xuân năm ngoái, nhiệt độ ở New Delhi (Ấn Độ) đã đạt 55,2 độ C và nhiệt độ ở miền Bắc Trung Quốc cũng tăng cao kỷ lục.

Theo IEA, sự gia tăng nhiệt độ này gây tác động lên lưới điện, thúc đẩy mức tăng khoảng 1/5 về nhu cầu điện và khí đốt tự nhiên. Cụ thể, năm 2024, nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng hơn 2%, gần gấp đôi mức tăng trung bình hàng năm trong 10 năm trước.

Xu hướng này diễn ra trên diện rộng: Dầu, khí đốt tự nhiên, than, năng lượng tái tạo và hạt nhân đều tăng. Hầu hết sự tăng trưởng toàn cầu tập trung ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ.

Xu hướng này cũng được ghi nhận ở Liên minh châu Âu (EU), nơi nhu cầu năng lượng phần lớn không tăng kể từ năm 2017, ngoại trừ một năm phục hồi sau Covid-19.

Theo báo cáo IAE, hệ quả của xu hướng này là lượng khí thải carbon liên quan đến năng lượng đạt kỷ lục vào năm 2024. IEA ước tính lượng khí thải CO2 toàn cầu sẽ đạt đỉnh trong vài năm tới, sau đó giảm 3% vào năm 2030 theo các cam kết chính sách quốc gia hiện tại.

Trong khi đó, theo Liên hợp quốc, tính đến năm 2030, lượng khí thải toàn cầu cần phải giảm khoảng 43% để đảm bảo mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới ngưỡng 1,5 độ C, như đã đề ra trong Thỏa thuận Paris năm 2015. Tuy nhiên, theo tiến độ triển khai các nỗ lực vì khí hậu hiện nay của thế giới, các nhà khoa học đã nhiều lần cảnh báo mức nhiệt 1,5 độ C đang ngày càng "xa tầm tay". 

Bên cạnh nhu cầu làm mát, các ngành sử dụng nhiều điện khác cũng tiếp tục mở rộng vào năm 2024. 

Để đáp ứng nhu cầu điện cấp bách và giảm căng thẳng do nắng nóng, một số quốc gia đã đốt than để cung cấp năng lượng cho máy điều hòa không khí và các công nghệ làm mát khác. Điều đó khiến nhu cầu về than nói chung tăng 1% vào năm 2024 và lập kỷ lục bất chấp nỗ lực cắt giảm. Báo cáo IAE chỉ ra toàn bộ sự gia tăng nhu cầu than có thể do nhiệt độ khắc nghiệt.

Vẫn còn hy vọng

Để làm rõ hơn mức độ nghiêm trọng của vấn đề, báo cáo IEA ước tính, nếu mức nhiệt độ năm 2024 tương đương với 2023, lượng khí thải CO2 trong năm 2024 có thể thấp hơn khoảng 1 nửa.

Mặt khác, các nguồn năng lượng tái tạo, như điện mặt trời và điện gió, chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về điện trong các đợt nắng nóng. Bên cạnh đó, tốc độ triển khai năng lượng tái tạo cũng chưa đủ nhanh.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thế giới đang “mất hy vọng”. Báo cáo lưu ý, nền kinh tế toàn cầu đang tăng nhanh hơn so với tốc độ gia tăng mức phát thải CO2. TS. Fatih Birol, giám đốc điều hành IEA, nhận định: “Chúng ta có thể tìm ra tia hy vọng mới khi khoảng cách giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế mà mức độ phát thải ngày càng lớn”.

Trong năm 2024, một vài tín hiệu tích cực về năng lượng tái tạo cũng được ghi nhận. Khoảng 80% sản lượng điện mới đến từ năng lượng tái tạo và hạt nhân và năng lượng tái tạo chiếm gần 1/3 tổng sản lượng điện.

Các cơ sở lắp đặt năng lượng mặt trời đang dẫn đầu xu hướng này. Tại Hoa Kỳ, điện mặt trời và điện gió đã vượt qua than lần đầu tiên.

Theo báo cáo, lượng khí thải carbon toàn cầu sẽ cao hơn 7% vào năm ngoái nếu không có các công nghệ sạch như năng lượng mặt trời, gió, hạt nhân, ô tô điện và máy bơm nhiệt. Bên cạnh đó, năm 2024 cũng đánh dầu lần đầu tiên nhu cầu sử dụng dầu giảm xuống dưới 30% trong tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu

Nhu cầu sử dụng dầu tiếp tục chậm lại vào năm ngoái, với các yếu tố bao gồm người tiêu dùng mua xe điện và từ bỏ ô tô chạy bằng xăng. Năm ngoái, chỉ có hai hạng mục chiếm hầu như toàn bộ mức tăng trưởng về nhu cầu dầu mỏ: Hàng không và vận chuyển, và nhựa.

Nhựa đã trở thành một phần ngày càng quan trọng trong kế hoạch tăng trưởng của các công ty dầu mỏ khi ô tô và xe tải chuyển sang điện và các lĩnh vực khác sử dụng ít dầu hơn. Đây cũng được xem là một xu hướng tích cực, trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm nhựa và mất đa đa dạng sinh học.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.