| Hotline: 0983.970.780

Nhân lực ngành nông nghiệp cần đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và thị trường

Thứ Hai 12/12/2022 , 14:12 (GMT+7)

Giới chuyên gia nhận định, duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, yếu tố nguồn nhân lực là quan trọng hàng đầu, bên cạnh các lợi thế về vật chất như đất đai, khí hậu, cầu đường,...

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chia sẻ tại Tọa đàm Gọi 'đại bàng' và 'chim sẻ' về làm tổ, sinh sôi ở nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Q.L.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chia sẻ tại Tọa đàm Gọi 'đại bàng' và 'chim sẻ' về làm tổ, sinh sôi ở nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Q.L.

Hiện nay, lực lượng lao động đang có sự dịch chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ… Đây là xu thế chung và tất yếu. Tuy nhiên, sự dịch chuyển này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trong sản xuất nông nghiệp, nhất là lao động trẻ. Do đó, để đào tạo, giữ chân nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp, nông thôn thì cần coi nông dân là nghề chuyên nghiệp.

“Để nông dân thực sự là trung tâm của kinh tế nông thôn như Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề cập, nông dân phải là một nghề chuyên nghiệp, được đào tạo căn bản, có giá trị tôn vinh và ngay từ trong ghế nhà trường, học sinh cũng phải biết được cách làm thế nào để trở thành một nông dân chuyên nghiệp”, ông Toản nhấn mạnh.

Để giữ chân lao động nông thôn, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, nhà nước không chỉ cần quan tâm về các giá trị cứng về cơ sở hạ tầng như cầu, đường, trường, trạm,… mà cần quan tâm cả những giá trị về tinh thần, tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục cho cộng đồng dân cư.

Hệ thống cơ sở đào tạo thuộc Bộ NN-PTNT hiện có 38 ngành đào tạo trình độ tiến sỹ, 39 ngành đào tạo trình độ thạc sỹ và 96 ngành đào tạo trình độ đại học… Ảnh: Q.L.

Hệ thống cơ sở đào tạo thuộc Bộ NN-PTNT hiện có 38 ngành đào tạo trình độ tiến sỹ, 39 ngành đào tạo trình độ thạc sỹ và 96 ngành đào tạo trình độ đại học… Ảnh: Q.L.

Nghị quyết số 19 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xác định: “Cần tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn” và đưa ra mục tiêu đến năm 2030 phải đạt tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 70%, mỗi năm, đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn.

Để giảm tình trạng thiếu hụt lao động ở khu vực nông thôn hiện nay, các địa phương đang đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, tạo thuận lợi cho cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều địa phương còn áp dụng chưa đồng đều do phải thay đổi tập quán canh tác của nông dân.

Bên cạnh ứng dụng máy móc vào sản xuất, các chuyên gia cho rằng, hoạt động tổ chức sản xuất cũng cần cần chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu, chọn lọc và có định hướng phát triển lâu dài.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cho rằng, nông dân tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh khó khăn vẫn canh tác nông nghiệp chủ yếu theo phương thức manh mún, nhỏ lẻ. Do đó, để thu hút doanh nghiệp nhờ nền nông nghiệp sinh thái, bền vững, nông dân văn minh thì việc đào tạo và nâng cao năng lực cho nông dân là vô cùng cấp bách.

“Việc phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, không chỉ tạo ra lợi thế trong thu hút đầu tư, mà đó còn là cách để nông thôn Việt Nam gìn giữ hồn cốt. Từ đó, đưa các giá trị văn hóa vào từng sản phẩm tiêu dùng, xuất khẩu”, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp nhấn mạnh.

Hệ thống cơ sở đào tạo thuộc Bộ NN-PTNT hiện có 38 ngành đào tạo trình độ tiến sỹ, 39 ngành đào tạo trình độ thạc sỹ và 96 ngành đào tạo trình độ đại học… Hàng năm, hệ thống này tuyển sinh đào tạo trên 76.000 học sinh, sinh viên, bước đầu đã gắn kết với thực tiễn sản xuất và các doanh nghiệp trong huy động nguồn lực và định hướng đầu ra.

Để tạo nguồn sinh viên ngành nông, lâm nghiệp, đồng thời thu hút học sinh vùng dân tộc, ông Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường đại học Lâm nghiệp cho biết, trường đã xây dựng mô hình trường trung học phổ thông trong trường đại học.

Trường còn có Hệ phổ thông Dân tộc nội trú dành cho con em dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn. Nhà nước hỗ trợ học phí, ăn, ở, có khu ký túc xá riêng, được cấp học bổng chính sách hàng tháng. Đặc biệt, trường có hợp tác với doanh nghiệp tại địa phương có con em dân tộc sinh sống để đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp.

Xem thêm
Giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm

Kiên Giang Từ đầu tháng 4 cho đến nay, giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm, với mức giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg.

Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Chủ tịch TH đề xuất 3 trụ cột phát huy vai trò hợp tác công- tư

Bà Thái Hương là một trong các doanh nhân tiêu biểu được cùng các lãnh đạo cấp cao phân tích tầm nhìn chiến lược sâu sắc, toàn diện về hợp tác công - tư.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.