| Hotline: 0983.970.780

Nguồn vốn Agribank đồng hành, kinh tế nông hộ vững vàng phát triển

Thứ Hai 21/07/2025 , 20:24 (GMT+7)

Cần Thơ Từ những khoản vay nhỏ, nhiều nông hộ TP Cần Thơ mở rộng sản xuất, đầu tư thiết bị, phát triển kinh tế, nhờ nguồn vốn Agribank đồng hành kịp thời, ổn định, bền vững.

Hơn 20 năm trước, vợ chồng ông Dương Thái Hoàng ở ấp Phú Hữu, xã Phú Tâm (TP Cần Thơ) bắt đầu lập nghiệp với 2.000m2 đất trồng lúa. Sau mỗi vụ, vốn liếng thu được vừa đủ gom góp để đầu tư giống, vật tư nông nghiệp cho vụ sau. Do đó, việc đầu tư mở rộng diện tích canh tác hay máy móc phục vụ sản xuất là điều không tưởng với gia đình ông Hoàng.

Sau khi biết đến các chương trình ưu đãi vốn tín dụng từ Agribank, ông Hoàng bắt đầu tiếp cận vay những khoản nhỏ để đầu tư mở rộng sản xuất. Dần dần sau mỗi vụ, làm ăn dư giả đôi chút ông lại mạnh dạn vay thêm vốn để mua đất, mở cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp và phát triển trồng cây ăn trái thay vì độc canh cây lúa.

Ông Dương Thái Hoàng (bên phải) cùng cán bộ Agribank tham quan vườn cây ăn trái của gia đình. Ảnh: Kim Anh.

Ông Dương Thái Hoàng (bên phải) cùng cán bộ Agribank tham quan vườn cây ăn trái của gia đình. Ảnh: Kim Anh.

“Tôi gắn bó với Agribank từ khoảng năm 2005. Hồi đó, cần vốn để sản xuất lúa giống, rồi chuyển qua làm vườn, buôn bán vật tư nông nghiệp. Làm ăn dư được bao nhiêu thì đầu tư tiếp, thiếu vốn lưu động lại vay thêm. Vậy mà từ 2.000m2 đất ban đầu, đến nay tôi đã có 20 ha đất trồng lúa, 1 ha vườn cây ăn trái, có cả máy sấy, máy tách hạt…”, ông Hoàng chia sẻ.

Không chỉ sản xuất lúa thương phẩm, ông Hoàng sớm nhận thấy tiềm năng từ sản xuất lúa giống, nhất là khi kết hợp với các viện nghiên cứu như Viện Lúa ĐBSCL để khảo nghiệm, liên kết tiêu thụ. Trung bình mỗi vụ, ông cung ứng khoảng 200 tấn lúa giống cho bà con trong vùng.

“Làm giống lúa lời hơn làm lúa thường, nhưng phải có kỹ thuật, phải đầu tư bài bản. May mắn là tôi có sự hỗ trợ vốn kịp thời từ Agribank nên mới làm được tới đây”, ông Hoàng bộc bạch.

Ở xã Phú Tâm và nhiều nơi khác của TP Cần Thơ, thiếu vốn lưu động là một trong những rào cản lớn khiến nông dân khó phát triển sản xuất ở quy mô lớn. Dù có thể gom góp, mua thêm đất, nhưng thiếu vốn sản xuất khiến bà con không thể tận dụng được quỹ đất của chính mình.

Với nguồn vốn vay từ Agribank chi nhánh Thuận Hòa Sóc Trăng, vợ chồng ông Dương Thái Hoàng có điều kiện mở rộng quy mô trồng trọt, kinh doanh. Ảnh: Kim Anh.

Với nguồn vốn vay từ Agribank chi nhánh Thuận Hòa Sóc Trăng, vợ chồng ông Dương Thái Hoàng có điều kiện mở rộng quy mô trồng trọt, kinh doanh. Ảnh: Kim Anh.

Ông Hoàng kể: “Bà con mua được đất rồi, lại không có tiền đầu tư giống, phân bón hay máy móc. Tôi thì vừa sản xuất vừa kinh doanh vật tư nên cũng cho bà con “mua chịu” đến hết vụ. Nguồn vốn ưu đãi từ Agribank vừa giúp tôi có thể xoay vòng, vừa hỗ trợ lại cho bà con”.

Hiện ông Hoàng đang được Agribank chi nhánh Thuận Hòa Sóc Trăng cấp hạn mức vay khoảng 4 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi cho nông nghiệp. Nguồn vốn này giúp ông không chỉ duy trì sản xuất mà còn tiếp tục đầu tư 2 lò sấy điện công suất 10 tấn, hệ thống tách hạt hiện đại… Trung bình mỗi năm, lợi nhuận từ vườn cây ăn trái của gia đình ông Hoàng khoảng 240 triệu đồng/tháng, lợi nhuận từ việc kinh doanh lúa giống cũng trên 1,6 tỷ đồng.

Không ngẫu nhiên mà ông Hoàng sau nhiều lần trải nghiệm vay vốn tại các ngân hàng khác, cuối cùng đã chọn gắn bó với Agribank. Ông lý giải: “Không phải lãi suất rẻ là đủ. Có những thời điểm tôi cần nâng hạn mức, chi nhánh giải quyết rất nhanh. Có khi vật tư tôi bán cho bà con 4-6 tháng mới thu tiền, nếu không có ngân hàng hỗ trợ thì không thể gồng gánh được trong thời gian dài”.

Không riêng gì gia đình ông Hoàng, hàng loạt mô hình sản xuất hiệu quả tại TP Cần Thơ những năm gần đây ít nhiều đều mang dấu ấn từ dòng vốn tín dụng của Agribank.

Mô hình trồng mận hồng Sân Tiên của ông Trần Văn Phục (bìa trái) ở xã Cù Lao Dung (TP Cần Thơ) đang phát triển lớn mạnh, nhờ tận dụng tốt nguồn vốn ưu đãi của Agribank. Ảnh: Minh Hùng.

Mô hình trồng mận hồng Sân Tiên của ông Trần Văn Phục (bìa trái) ở xã Cù Lao Dung (TP Cần Thơ) đang phát triển lớn mạnh, nhờ tận dụng tốt nguồn vốn ưu đãi của Agribank. Ảnh: Minh Hùng.

Ông Nguyễn Văn Đắc, Phó Chủ tịch UBND xã Cù Lao Dung (TP Cần Thơ) cho biết, kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chủ lực là trồng mía, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Đồng hành cùng với chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế hộ gia đình, Agribank chi nhánh Cù Lao Dung Sóc Trăng đã hỗ trợ rất kịp thời về nguồn vốn cho các đối tượng, nhất là các tổ hợp tác, hợp tác xã… Nhờ nguồn vốn tín dụng này, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của xã đạt nhiều kết quả khả quan”.

Từ năm 2021 đến nay, Agribank chi nhánh Cù Lao Dung Sóc Trăng đã giải ngân bình quân trên 100 tỷ đồng/năm, với tổng dư nợ hiện tại trên 900 tỷ đồng.

Ông Mai Văn Thanh, Giám đốc Agribank chi nhánh Cù Lao Dung Sóc Trăng đánh giá, tỷ trọng cho vay lĩnh vực tam nông của đơn vị luôn chiếm khoảng 99%, với nhiều chương trình ưu đãi lãi suất cho nông dân và doanh nghiệp nhỏ. Không chỉ tín dụng, chi nhánh còn tham gia các hoạt động an sinh như xây nhà cho hộ nghèo, hỗ trợ sửa chữa trường học, làm đường nông thôn…

Tính đến tháng 7/2025, tổng dư nợ cho vay các Chi nhánh Agribank tại ĐBSCL đạt trên 286.000 tỷ đồng. Ảnh: Kim Anh.

Tính đến tháng 7/2025, tổng dư nợ cho vay các Chi nhánh Agribank tại ĐBSCL đạt trên 286.000 tỷ đồng. Ảnh: Kim Anh.

Tính đến tháng 7/2025, tổng dư nợ cho vay các chi nhánh Agribank tại ĐBSCL đạt trên 286.000 tỷ đồng, với tỷ lệ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 81%.

Riêng Agribank chi nhánh Sóc Trăng đạt tổng dư nợ hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 75%. Đây là con số cho thấy sự cam kết lâu dài của Agribank trong sứ mệnh phát triển tam nông.

Xem thêm
Vinamilk trình bày về đột phá dinh dưỡng tại Diễn đàn Phát triển Châu Á 2025

Vinamilk là diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam được mời trình bày tại Hội nghị Phát triển Châu Á 2025 (Growth Asia Summit) tại Singapore từ ngày 15 đến 17/7/2025.

Bảo hiểm thất nghiệp: Lợi ích kép cho người lao động và doanh nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là ‘bệ đỡ’ an sinh cho người lao động lúc mất việc mà còn hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

[Bài 5]: Gợi mở cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Bên cạnh chính sách, nền nông nghiệp của một số quốc gia đã cất cánh nhờ biết đặt doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân kiến tạo chuỗi giá trị.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Chuyển khoản bị treo 30 phút, ngân hàng phải báo cáo

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Bình luận mới nhất