| Hotline: 0983.970.780

Người dân khốn khổ vì khai thác khoáng sản gây ô nhiễm

Thứ Hai 19/05/2025 , 16:11 (GMT+7)

Nhiều năm qua, người dân thôn Đồng Om, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình sống trong khốn khổ vì các điểm khai thác khoáng sản gây ô nhiễm.

Nhiều mỏ đá ở thôn Đồng Om vi phạm các quy định của Bộ Xây dựng, Bộ Y tế song vẫn ngang nhiên hoạt động. Ảnh: Bảo Hà - Văn Việt.

Nhiều mỏ đá ở thôn Đồng Om vi phạm các quy định của Bộ Xây dựng, Bộ Y tế song vẫn ngang nhiên hoạt động. Ảnh: Bảo Hà - Văn Việt.

Khiếu kiện kéo dài

Bà N.T.H, một trong gần 20 hộ dân sinh sống gần các mỏ đá và nhà máy xi măng, cho biết, gia đình bà chỉ cách khu vực nổ mìn khai thác đá một khoảng ngắn, nên mọi hoạt động của mỏ đá đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống. Mỗi khi mỏ cho nổ mìn, cả căn nhà rung chuyển, bụi mù mịt, "đá lớn đá nhỏ trút như mưa xuống khu dân cư".

Do lo ngại bị làm khó dễ, nhiều người dân trả lời phỏng vấn đều yêu cầu giấu tên. Cùng chung hoàn cảnh, chị N.T.V chia sẻ, mỗi lần mỏ đá nổ mìn, bụi bay dày đặc, bao trùm cả khu vực. Trạm trộn bê tông thì gây tiếng ồn liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt. Ngoài ra, nhà máy xi măng Hoàng Long, dù đang trong quá trình thi công, cũng liên tục phát ra tiếng ồn lớn khiến cuộc sống của người dân đảo lộn.

Trước tình trạng kéo dài không được giải quyết, ngày 11/4/2025, gần 20 hộ dân đã tổ chức chặn đường, yêu cầu các công ty khắc phục tình trạng ô nhiễm bụi, tiếng ồn và sửa chữa đường sá bị hư hỏng do hoạt động khai thác và vận chuyển gây ra.

Ông Quách Ngọc Quang, Chủ tịch UBND xã Cao Dương, xác nhận sự việc, sáng 11/4, người dân dựng lều lán, lập barie chặn đường, không cho xe ra vào các mỏ đá, nhà máy xi măng Hoàng Long và trạm trộn bê tông. Chính quyền xã cùng doanh nghiệp đã tuyên truyền, vận động người dân giải tán để không gây mất ổn định an ninh trật tự. Đến ngày 14/4, người dân đã tự tháo dỡ và tình hình tạm thời ổn định”.

Ông Quang cũng xác nhận việc "có chuyện đá văng xuống nhà dân" do hoạt động nổ mìn từ các mỏ. Chủ tịch xã Cao Dương cho biết các vụ đá văng xuống nhà dân đều được chính quyền, công an xã lập biên bản. Cụ thể về trường hợp đá rơi xuống làm sập nhà dân, ông Quang cho biết: "Về kỹ thuật, tôi không rõ lắm. Ban đầu có thể là do nổ mìn khiến đá bị bong ra, như răng người đang bị lung lay. Tiếp đó đến khi động đất thì đá rơi xuống nhà dân".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm ngoái tới nay, tại huyện Lương Sơn cũng xảy ra một số vụ việc người dân tụ tập, huy động đông người dựng rào chắn, tổ chức ngăn cản hoạt động của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn.

Do bức xúc vì môi trường sống hằng ngày bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn, người dân còn nhiều lần tập trung khiếu kiện đông người, đơn thư vượt cấp.

Nhiều mỏ đá bất chấp luật lệ

Theo tài liệu do UBND huyện Lương Sơn, Hòa Bình cung cấp, khu vực thôn Đồng Om có 12 dự án đang sản xuất. Trong đó, có 7 công ty khai thác đá, 01 dự án tái chế dầu DO, 02 dự án sản xuất gạch không nung, 01 trạm trộn bê tông và 01 nhà máy sản xuất xi măng do Công ty Cổ phần xi măng Hoàng Long Hòa Bình đang thi công xây dựng.

Trong đó, 4 mỏ đá có khoảng cách từ ranh giới mỏ được cấp phép tới khu vực dân cư chỉ chưa đầy 300m.

Khoảng cách này vi phạm các quy định của Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, trong đó nêu rõ: Khoảng cách về an toàn môi trường từ nhà máy xi măng tới khu dân cư là 1.000m trở lên. Đối với mỏ đá, khoảng cách an toàn tối thiểu là 500m.

Nhà máy xi măng Hoàng Long Hòa Bình chưa hoàn thàn công tác giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân trong phạm vi 1.000m.

Huyện Lương Sơn chưa lý giải được vì sao nhà máy xi măng, mỏ đá, vi phạm các quy định của Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, nhưng vẫn được thi công, hoạt động, xây dựng, thậm chí nổ mìn làm thiệt hại tài sản, gây sợ hãi, bức xúc với cư dân địa phương.

Trong văn bản cung cấp cho nhóm PV, UBND huyện Lương Sơn cho rằng: “Việc tập trung đông người gây mất trật tự an ninh nông thôn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất bình thường của doanh nghiệp”.

Doanh nghiệp vi phạm quy định của Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, song huyện không giải quyết mà đổ lỗi cho người dân. Vậy nếu chính các quan chức huyện, hay người nhà họ nằm trong vùng bị ô nhiễm, liệu UBND huyện có trả lời theo hướng: lỗi tại dân?

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Công ty TNHH Dịch vụ Tổng hợp T&T san lấp bằng chất thải xây dựng

HƯNG YÊN Công ty TNHH Dịch vụ Tổng hợp T&T tự ý thay đổi vật liệu san lấp từ cát đầm đen, bằng chất thải xây dựng có chứa lẫn lộn nhiều loại rác

Nghịch lý nhà tái định cư: [Bài 5] Loay hoay phương án chuyển đổi?

Phương án tận dụng nhà tái định cư bỏ hoang đã được Thành phố Hà Nội bàn bạc, tháo gỡ nhưng đến nay tất cả vẫn chỉ dừng ở trên giấy.

Hà Tĩnh: Môi trường bị ‘bức tử’ vì hợp tác xã đốt rác trái quy định

Thay vì thu gom, trung chuyển đến nhà máy xử lý theo quy định, HTX vệ sinh môi trường xã Cẩm Nhượng thường xuyên đốt rác trong khu dân cư gây ô nhiễm.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.