| Hotline: 0983.970.780

Máy trị bệnh vảy nến

Thứ Tư 16/09/2009 , 09:38 (GMT+7)

Máy quang trị liệu UVB với sóng ngắn an toàn và hệ thống điều chỉnh lượng sóng vừa đủ là phương pháp tối ưu giúp điều trị cho bệnh nhân đạt hiệu quả cao.

Máy quang trị liệu Waddman UV7002 của Bệnh viện FV

Ai đã từng bị bệnh vảy nến hẳn hiểu nỗi khổ sở của những người mắc căn bệnh này. Những mảng vảy sần lên ở da, màu trắng bạc hoặc hồng nhạt đến đỏ tía.

Những cơn ngứa ngáy hoặc thậm chí đau nhức râm ran, khó chịu. Khi bệnh nặng, vết vảy lan cả trong da đầu với những mảng da bong tróc, ngứa ngáy…

Thật xấu hổ khi phải xuất hiện trước mọi người trong bộ dạng như vậy. Hiện tại, người ta chưa biết chính xác nguyên nhân của bệnh vảy nến. Bệnh có tính di truyền (cha hoặc mẹ bị bệnh thì 8,1% con bị bệnh. Cả cha và mẹ bị bệnh thì 41% con bị bệnh). Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đa số phát bệnh từ 20-30 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh vảy nến ở hai phái nam và nữ tương đương nhau. Có khoảng 1,5% - 2% dân số bị căn bệnh này.

Tại Việt Nam hiện nay ước có khoảng 30.000-40.000 người bị bệnh vảy nến. Khi mắc bệnh thì việc điều trị vô cùng khó khăn. Nhưng dù đã điều trị dứt bệnh vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, stress, dùng nhiều rượu hay thuốc lá… là những nguyên nhân khiến bệnh nặng thêm hoặc tái phát nhanh chóng. 10-15% bệnh nhân bị vảy nến có thể bị viêm khớp.

Chị Ng. H. Ng. năm nay 40 tuổi, nhà ở quận 8, TP.HCM. Chị phát bệnh vảy nến 2 năm nay, sau khi bị stress trầm trọng vì công việc, và quan hệ đồng nghiệp ngày càng xấu đi bởi căn bệnh này. Sau những đợt điều trị với các dạng kem bôi tại Bệnh viện Da liễu bệnh vẫn không sao dứt được. Tùy theo mức độ những cơn stress mà bệnh ngày một trở nặng thêm. Các vết vảy từng đốm màu hồng lan ra toàn thân. Vảy nến “cắn” quanh móng tay, móng chân khiến chị móc ngoáy làm móng bong tróc, cụt dần, nhìn vô cùng xấu xí và bẩn thỉu. Chị phải nghỉ việc bởi cảm giác ngứa ngáy liên tục toàn thân, khiến không thể tập trung cho công việc.

Đọc tìm tài liệu, nghe nói phơi nắng cũng là một phương pháp điều trị bệnh, chị ra bãi biển nằm phơi cả buổi. Nào ngờ da phỏng rộp, đã ngứa lại thêm phần đau rát. Đến phòng khám da liễu bác sĩ cho biết, tia cực tím UV từ mặt trời có thể điều trị bệnh vảy nến tuy nhiên phải có liều lượng nhất định. Không biết cách điều trị, chẳng những không hết bệnh, bị bỏng da mà còn tăng nguy cơ ung thư da.

Bệnh viện FV (quận 7, TP.HCM) vừa nhập về hệ thống máy quang trị liệu (Waldman UV7002) nhằm giúp điều trị bệnh vảy nến. Bác sĩ Guilaume Orieux, trưởng khoa Da liễu của bệnh viện FV cho biết: Tia cực tím điều trị vảy nến hiệu quả là tia sóng ngắn UVA (380-315) và B (315-280). Người bệnh có thể điều trị vảy nến bằng cách phơi nắng vào lúc giữa ngày với thời gian từ 3-5 phút, tối đa là 15 phút và cần bôi kem chống nắng.

Tuy nhiên, việc điều trị có hiệu quả cao cần được xác định liều lượng từ các bác sĩ có kinh nghiệm. Máy quang trị liệu UVB với sóng ngắn an toàn và hệ thống điều chỉnh lượng sóng vừa đủ là phương pháp tối ưu giúp điều trị cho bệnh nhân đạt hiệu quả cao. Một đợt trị bệnh tối thiểu 20 lần chiếu tia UV. Những bệnh nhân bị nặng cần áp dụng phương pháp quan hóa trị liệu PUVA (kết hợp uống thuốc Psoralen).

Tuy nhiên, do thuốc Psoralen tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng nên có tác dụng phụ như buồn nôn, mệt, đau đầu, nóng rát da và ngứa. Do vậy phải bảo vệ da và mắt trong vòng 12 giờ sau khi uống thuốc. Và chỉ có thể thực hiện tối đa 20-30 lần chiếu/năm với tần suất từ 2-3 lần/tuần. Chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Và do vậy, quang trị liệu hay quang hóa trị liệu cũng không chữa dứt bệnh hoàn toàn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các lần tái phát kéo dài, có người được đến vài năm và khi tái phát thì ở thể nhẹ hơn trước nhiều.

Trước tư vấn của bác sĩ, chị Ng. đã mạnh dạn tham gia điều trị một đợt tại Bệnh viện FV. Trái với mong đợi của chị, sau lần đầu tiên chiếu tia chị vẫn không thấy bệnh dứt. Tiếc số tiền đã đóng (5 triệu cho 20 đợt chiếu đầu tiên), chị cố gắng theo đuổi. Chị cười cho biết, mãi đến sau lần thứ 5 tôi mới thấy bệnh có chiều hướng giảm hẳn bằng các hiện tượng ngứa ran biến mất. Và đến lần thứ 10 thì các mảng vảy sần ở da không tăng thêm và không còn đỏ ửng lên nữa. Còn 10 lần điều trị nữa, giờ đây tôi bắt đầu hy vọng mình có thể sống được một cách thoải mái dù mắc bệnh vảy nến.

Xem thêm
Cẩn trọng với thông tin ăn nhiều thịt gà có thể tăng nguy cơ ung thư

Các nhà phản biện cho rằng, cần phân biệt thịt gia cầm tươi và sản phẩm chế biến, đồng thời chỉ rõ phương pháp nấu nướng trong khảo sát.

Văn hóa doanh nhân không thể chấp nhận các kiểu khôn vặt

Văn hóa doanh nhân ngày càng được xem trọng trong đời sống xã hội, vì quan hệ giữa người bán và người mua luôn ràng buộc lợi ích và trách nhiệm với nhau.

Sản nghiệp riêng sa sút làm sao góp tài sản chung hôn nhân?

Sản nghiệp riêng của mỗi người luôn là một yếu tố đáng cân nhắc kỹ lưỡng, khi mong muốn có được cuộc hôn nhân thực sự xứng đôi vừa lứa.

Bệnh tim mạch không còn nguy hiểm với người hiểu biết

Bệnh tim mạch từng được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào loại nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Thế nhưng, bây giờ, mọi thứ đang thay đổi.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.